Từ vụ 'đuổi khéo' khách, nhìn lại bức tranh tài chính của Highlands Coffee

Sự kiện một cửa hàng Highlands Coffee “đuổi khéo” khách vì chỉ mua chai nước nhưng ngồi lâu khiến dư luận chia làm 2 luồng chính.

383 views Link gốc

Vừa qua, sự kiện Highlands Coffee 299 Cầu Giấy “đuổi khéo” khách hàng vì chỉ mua một chai nước lọc 10.000 đồng nhưng đã ngồi tại quán 60 phút thu hút sự chú ý không nhỏ của công chúng. Dư luận chia làm nhiều luồng, trong đó, trên mạng xã hội có không ít người kêu gọi tẩy chay Highlands Coffee.

Ở chiều ngược lại, cũng có nhiều người chê trách vị khách kia vì chỉ mua mỗi chai nước lọc 10.000 đồng mà ngồi quá lâu trong quán, nếu ai cũng như vậy thì chẳng mấy mà quán sập tiệm, nhất là trong thời buổi kinh doanh nhà hàng, quán xá khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay.

Không thể phủ nhận đại dịch Covid-19 khiến nhiều chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn, uống lao đao, tuy nhiên, “ông lớn” Highlands Coffee không nằm trong số đó.

Từ vụ đuổi khéo khách, nhìn lại bức tranh tài chính của Highlands Coffee - Ảnh 1.
 

Trên mạng xã hội, nhiều người lên tiếng tẩy chay Highlands Coffee. Ảnh: H.L.

 

Doanh thu vượt 2.100 tỷ

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Dịch vụ cà phê cao nguyên (Highlands Coffee) hiện có gần 40 chi nhánh, hiện diện tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước. Ông Lê Thái Anh sinh năm 1973, người đại diện pháp luật của Highlands Coffee cũng là người đại diện pháp luật của gần 40 chi nhánh nói trên.

Theo khảo sát của Lao Động, đến nay Highlands Coffee đã có khoảng 437 cửa hàng, trên 32 tỉnh/thành của Việt Nam. Trong đó, dẫn đầu là TP HCM với 156 cửa hàng, theo sau là Hà Nội với 112 cửa hàng. Những tỉnh/thành có trên dưới 20 cửa hàng có thể kể tới như: Đà Nẵng (29), Hải Phòng (17), Khánh Hòa (16).

Nếu tính trong 5 năm gần đây (2016-2020), doanh thu của Highlands Coffee đã tăng trưởng 154%, từ hơn 840 tỷ đồng năm 2016 lên 1.237 tỷ đồng (2017) và 1.628 tỷ đồng (2018). Hai năm gần đây (2019, 2020), doanh thu của Highlands Coffee đã vượt mốc 2.100 tỷ đồng.

Nhìn vào bức tranh tài chính giai đoạn 2016-2020 của Highlands Coffee, có một điểm chú ý là trong 3 năm 2017-2019, mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh từ 1.237 tỷ đồng (2017) lên 2.199 tỷ đồng (2019) nhưng lợi nhuận sau thuế lại “đổ đèo”. Theo đó, năm 2017, lãi sau thuế của Highlands Coffee là 99,75 tỷ đồng thì năm 2019 - khi công ty ở đỉnh cao doanh thu, lãi ròng lại cắm đầu đi xuống, chỉ còn 55 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến lãi ròng của Highlands Coffee năm 2019 lao dốc gần 45% so với 2018 là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, lần lượt ở mức 47% và 38%.

Lợi nhuận tăng hơn 44% so với trước dịch

Năm 2020, cứ ngỡ Highlands Coffee phải chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhưng không. Theo tìm hiểu của Lao Động, Công ty Cổ phần Dịch vụ cà phê cao nguyên (Highlands Coffee) đạt 2.139 tỷ đồng doanh thu năm 2020 - chỉ giảm nhẹ 2,7% so với mức doanh thu 2.199 tỷ đồng của năm 2019.

Mặc dù doanh thu giảm nhẹ nhưng lãi sau thuế của Highlands Coffee trong “năm Covid thứ nhất” lại tăng ngoạn mục tới hơn 44%, từ 55 tỷ đồng lên 79,5 tỷ đồng. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là do trong năm 2020, Highlands Coffee tiết giảm được hơn 50 tỷ đồng chi phí bán hàng, từ 1.242 tỷ đồng (2019) xuống 1.192 tỷ đồng (2020).

Trong “bão Covid-19”, sức vóc của Highlands Coffee vẫn được củng cố, thể hiện qua tổng tài sản tại ngày 31.12.2020 của công ty đạt 1.170 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2019. Trong đó, gần 69% tài sản của Highlands Coffee được hình thành từ nợ phải trả (805,83 tỷ đồng), 31% còn lại được hình thành từ vốn chủ sở hữu (364,53 tỷ đồng).

Như vậy, đến cuối năm 2020, nợ phải trả của Highlands Coffee gấp 2,21 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 515,73 tỷ đồng, chiếm 64% nợ phải trả, còn lại là nợ ngắn hạn.

Về cơ cấu tài sản, tại ngày 31.12.2020, tài sản ngắn hạn của Higlands Coffee là xấp xỉ 304 tỷ đồng, trong đó Tiền và Tương đương tiền là 185,1 tỷ đồng (62,58 tỷ đồng Tiền và 122,5 tỷ đồng Tương đương tiền). Tài sản dài hạn của Highlands Coffee là 866,41 tỷ đồng (chủ yếu là tài sản cố định hơn 416 tỷ; các khoản phải thu dài hạn hơn 392 tỷ đồng, tăng vọt so với 240,63 tỷ đồng năm 2019).

 

Tùng Thư

Lao Động



Chuỗi nhà thuốc Pharmacity liên tiếp đạt 4 giải thưởng danh giá cuối năm 2022

Là đơn vị bán lẻ dược phẩm dẫn đầu về số lượng nhà thuốc với hơn 1.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc, Pharmacity đã có những nỗ lực mạnh mẽ và vượt trội trong phát triển ...

Hà Tĩnh: Quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch

Nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh, bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” ...

Thái Bình: Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2022

Tháng 10/2022, Cục QLTT Thái Bình tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, ...

Vì đâu Disney “soán ngôi” Netflix?

“Cuộc chiến ngai vàng” trong ngành công nghiệp phát trực tuyến đã có sự thay đổi, Disney chính thức vượt qua Netflix để trở thành công ty phát trực tuyến lớn nhất thế giới.

McDonald's phải tăng giá do lạm phát

McDonald's ở Anh đã tăng giá bánh mì kẹp pho mát lần đầu tiên sau 14 năm, từ mức 0,99 bảng Anh lên 1,19 bảng Anh (tức từ 28.000 lên 34.000 đồng) nhưng cam kết sẽ khiến bữa ăn có giá trị hơn.

8 năm sau khi bán Kinh Đô với giá 10.000 tỷ đồng, KIDO có trở lại được "ngôi vương" ngành bánh?

Từng bán thương hiệu vương miện đỏ Kinh Đô để xoay trục phát triển ngành khác, nay KIDO lại quay về phát triển ngành bánh kẹo, quyết tâm mang bánh trở thành hàng thiết yếu của người Việt và ...

Highlands Coffee tăng giá và cái kết...

Sau khi tăng giá một số sản phẩm trong tháng 6, những tưởng chuỗi đồ uống Highlands Coffee sẽ gặp khó khăn vì sự quay lưng của người tiêu dùng. Nhưng, có vẻ họ đã gặt hái được những kết ...

Hỗ trợ gần 3.000 tỷ giảm giá tiền điện, EVN vẫn lãi kỷ lục 18.000 tỷ đồng

Khoản lãi chênh lệch tỷ giá đóng góp hơn một nửa vào lợi nhuận trước thuế của EVN cùng với tiết kiệm chi phí mà đặc biệt là chi phí lãi vay, giúp lợi nhuận Tập đoàn vẫn tăng trưởng 17%.

Biến động vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất sau nửa năm: Bộ đôi dầu khí GAS, BSR và Thế giới Di động ngược dòng ấn tượng, Hòa Phát giảm 115.000 tỷ

Dưới áp lực của thị trường chứng khoán, tổng trị giá vốn hoá của 20 doanh nghiệp lớn nhất sàn cũng đã giảm tới 609 nghìn tỷ đồng từ cuối năm 2021, tương ứng khoảng 17%.