Thái Bình: Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2022

Tháng 10/2022, Cục QLTT Thái Bình tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh.

199 views Link gốc

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và thực hiện các văn bản chỉ đạo về các mặt hàng, lĩnh vực cụ thể. Các Đội QLTT kết thúc đợt kiểm tra đối với các mặt hàng thịt lợn, thức ăn chăn nuôi và các mặt hàng phục vụ dịp tết trung thu năm 2022 theo chỉ đạo của Tổng cục và có báo cáo kịp thời. Đã hoàn thiện thủ tục đề nghị Tổng cục QLTT bổ nhiệm chức danh Phó trưởng phòng Tổ chức Hành chính; xây dựng báo cáo tổng hợp công tác cán bộ, thi đua khen thưởng, ISO năm 2022 theo yêu cầu của Tổng cục QLTT; rà soát thông tin của người tham gia bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của BHXH tỉnh; tham gia ý kiến xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của Tổng cục QLTT; Chuẩn bị công tác tổ chức thi sát hạch theo kế hoạch của Tổng cục QLTT. Phối hợp với Ban chỉ đạo tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng trụ sở Cục QLTT. Xây dựng báo cáo Tổng cục Quản lý thị trường và Tỉnh ủy (Thanh tra tỉnh) về công tác phòng chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, Cục QLTT Thái Bình tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh hàng hóa nhất là đối với mặt hàng xăng dầu, nắm tình hình cung ứng xăng dầu nhằm ổn định thị trường trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước và trên thế giới có nhiều biến động. Trên địa bàn không xảy ra tình hình phức tạp về buôn lậu, sản xuất hàng giả, hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, khan hiếm hàng hoá; các cửa hàng xăng dầu mở cửa liên tục phục vụ nhu cầu của nhân dân. Cục QLTT chú trọng chỉ đạo các Đội QLTT thực hiện nghiêm theo quy định của Tổng cục trong việc nhập hồ sơ vụ việc, ghi sổ nhật ký điện tử trên hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS ; cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về các cơ sở kinh doanh trên địa bàn khi có sự thay đổi.

Kết quả thực hiện trong tháng 10/2022: Cục QLTT tỉnh Thái Bình đã kiểm tra: 135 lượt, xử phạt vi phạm hành chính: 71 vụ với số tiền thu phạt nộp ngân sách nhà nước: 178.744.979 đồng. Bên cạnh đó kết hợp công tác kiểm tra gắn với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giám sát, ký cam kết chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. 

Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên - Cục trưởng Cục QLTT Thái Bình nhấn mạnh các nhiêm vụ sắp tới (Ảnh QLTT Thái Bình)

Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Thái Bình đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng 11/2022: Tiếp tục kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 đúng tiến độ và xây dựng báo cáo tổng kết kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022; tăng cường thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2022 được ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-CQLTT ngày 25/01/2022 của Cục trưởng.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát địa bàn, nắm tình hình thị trường và hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kịp thời phát hiện, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Thực hiện việc nhập hồ sơ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, ghi sổ nhật ký điện tử trên hệ thống INS theo đúng quy định.

Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, giám sát những phương tiện vận chuyển, kho hàng, bến bãi tập kết hàng hóa trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sử hữu trí tuệ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ trên khâu lưu thông, kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ngoài ra, đồng chí Cục trưởng còn nhấn mạnh các cán bộ, công chức tăng cường ôn tập để kỳ thi sát hạch chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch của Tổng cục QLTT đạt kết quả tốt nhất. 

Với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh, Cục QLTT triển khai các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đến các ngành thành viên; Với vai trò là Văn phòng thường trực Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hội BVQLNTD) tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và UBND tỉnh.

Ngọc Ánh (t/h)



Chuỗi nhà thuốc Pharmacity liên tiếp đạt 4 giải thưởng danh giá cuối năm 2022

Là đơn vị bán lẻ dược phẩm dẫn đầu về số lượng nhà thuốc với hơn 1.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc, Pharmacity đã có những nỗ lực mạnh mẽ và vượt trội trong phát triển ...

Hà Tĩnh: Quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch

Nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh, bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” ...

Vì đâu Disney “soán ngôi” Netflix?

“Cuộc chiến ngai vàng” trong ngành công nghiệp phát trực tuyến đã có sự thay đổi, Disney chính thức vượt qua Netflix để trở thành công ty phát trực tuyến lớn nhất thế giới.

McDonald's phải tăng giá do lạm phát

McDonald's ở Anh đã tăng giá bánh mì kẹp pho mát lần đầu tiên sau 14 năm, từ mức 0,99 bảng Anh lên 1,19 bảng Anh (tức từ 28.000 lên 34.000 đồng) nhưng cam kết sẽ khiến bữa ăn có giá trị hơn.

8 năm sau khi bán Kinh Đô với giá 10.000 tỷ đồng, KIDO có trở lại được "ngôi vương" ngành bánh?

Từng bán thương hiệu vương miện đỏ Kinh Đô để xoay trục phát triển ngành khác, nay KIDO lại quay về phát triển ngành bánh kẹo, quyết tâm mang bánh trở thành hàng thiết yếu của người Việt và ...

Highlands Coffee tăng giá và cái kết...

Sau khi tăng giá một số sản phẩm trong tháng 6, những tưởng chuỗi đồ uống Highlands Coffee sẽ gặp khó khăn vì sự quay lưng của người tiêu dùng. Nhưng, có vẻ họ đã gặt hái được những kết ...

Hỗ trợ gần 3.000 tỷ giảm giá tiền điện, EVN vẫn lãi kỷ lục 18.000 tỷ đồng

Khoản lãi chênh lệch tỷ giá đóng góp hơn một nửa vào lợi nhuận trước thuế của EVN cùng với tiết kiệm chi phí mà đặc biệt là chi phí lãi vay, giúp lợi nhuận Tập đoàn vẫn tăng trưởng 17%.

Biến động vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất sau nửa năm: Bộ đôi dầu khí GAS, BSR và Thế giới Di động ngược dòng ấn tượng, Hòa Phát giảm 115.000 tỷ

Dưới áp lực của thị trường chứng khoán, tổng trị giá vốn hoá của 20 doanh nghiệp lớn nhất sàn cũng đã giảm tới 609 nghìn tỷ đồng từ cuối năm 2021, tương ứng khoảng 17%.

Sự hỗn loạn của chuỗi cung ứng đang vẽ lại bức tranh ngành ô tô - Các nhà sản xuất truyền thống bao giờ bắt kịp nổi Tesla

Việc rẽ ngang sang thị trường xe điện và bắt kịp, hay thậm chí là cạnh tranh sòng phẳng với Tesla là điều khó có thể thực hiện ngay đối với các công ty sản xuất ô tô truyền thống.