Sau pha bo góc mất 7 tỷ đồng, Xiaomi lại công bố logo mới, mất 10 tháng nhưng chỉ đổi mỗi… màu!

"Thiết kế logo cho Xiaomi nhàn thật. Bo mỗi 4 góc, đổi mỗi màu là xong", một người bình luận.

104 views Link gốc

Năm ngoái, trong dịp sinh nhật lần thứ 11, Xiaomi đã quyết định cập nhật logo và bộ nhận diện của công ty. Hãng mạnh tay chi tới 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 7 tỷ đồng) để thay đổi thiết kế của logo. Theo Xiaomi, điều này nhằm cho thế giới thấy rằng một thời kỳ mới đang bắt đầu trong quá trình phát triển của hãng.

Người phụ trách thay đổi logo mới của Xiaomi là nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng của Nhật Bản - Kenya Hara. Theo nhiều nguồn tin, Kenya đã mất tới 4 năm để tìm hiểu và truyền tải tinh thần bên trong của Xiaomi vào logo mới.

Theo nhà thiết kế và chính Xiaomi, hình vuông tròn phản ánh rõ nhất quá trình chuyển đổi của công ty và bước vào kỷ nguyên "kết nối thông minh". Đồng thời, nó đã được thông báo rằng ngoài màu cam, màu sắc doanh nghiệp của công ty sẽ là đen và trắng.

Sau pha bo góc mất 7 tỷ đồng, Xiaomi lại công bố logo mới, mất 10 tháng nhưng chỉ đổi mỗi… màu! - Ảnh 1.
 

Thế nhưng, khi Xiaomi công bố logo mới, công chúng đã tỏ ra thất vọng khi nó chẳng khác là bao so với logo cũ. Sự thay đổi duy nhất là 4 góc vuông vức được bo tròn để trở nên mềm mại hơn. Kiểu chữ và màu sắc của logo mới cũng không có quá nhiều khác biệt.

Nhà thiết kế Kenya và Lei Jun – CEO của Xiaomi giải thích rằng góc bo tròn phản ánh rõ nhất quá trình chuyển đổi của công ty để bước vào kỷ nguyên "kết nối thông minh".

Một điều đáng chú ý là trong sự kiện này, Xiaomi thông báo rằng ngoài màu cam truyền thống, logo của hãng sẽ có thêm phiên bản đen trắng. Tuy nhiên, phải mất gần 10 tháng từ khi công bố, Xiaomi mới có thể đăng ký và chính thức giới thiệu logo đen trắng mới.

Sau khi hình ảnh logo đen trắng của Xiaomi xuất hiện và được chia sẻ trên một số mạng xã hội của Trung Quốc, nhiều cư dân mạng lại được dịp bàn tán. Một người bình luận: "Thiết kế logo cho Xiaomi nhàn thật. Ngày trước bo mỗi 4 góc, thay đổi mỗi một chút nhận ngay 7 tỷ đồng. Bây giờ đổi mỗi màu là xong".

Sau pha bo góc mất 7 tỷ đồng, Xiaomi lại công bố logo mới, mất 10 tháng nhưng chỉ đổi mỗi… màu! - Ảnh 2.

Logo đen trắng mới của Xiaomi (Ảnh: Internet).

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin về việc Xiaomi sẽ sử dụng logo đen trắng này khi nào và với sản phẩm nào. Nhiều khả năng, công ty vẫn chủ yếu dùng logo màu cam còn phiên bản đơn sắc sẽ chỉ được sử dụng cho một số danh mục sản phẩm riêng biệt của hãng.

Năm ngoái, Xiaomi cho biết để cho ra mắt logo bo tròn mới, họ đã mất một thời gian khá dài. Từ năm 2017, hãng đã bắt đầu quá trình tái định hình thương hiệu.

Trước phản ứng của dư luận về việc logo mới trông chẳng khác logo cũ là bao, nhà thiết kế Kenya giải thích: "Logo mới không chỉ đơn giản là thiết kế lại hình thù mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn là thiết kế lại tinh thần nội bộ của công ty. Về cơ bản, nó phản ánh ý niệm sự sống (alive)".

Về cái tên "Alive", Kenya cho biết cụm từ này có thể truyền tải, hình ảnh hóa quan điểm cũng như phương thức hoạt động của Xiaomi, mang đến 1 bộ nhận diện mới với hàm nghĩa: Con người đang sinh sống rất hòa hợp với công nghệ - thứ được chính con người tạo ra.

Điều đó khiến cho công nghệ cũng như trở nên có hồn hơn và là một phần không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của con người. Nhà thiết kế tài năng còn nhấn mạnh rằng đây là ý tưởng hoàn toàn phù hợp với Xiaomi, thương hiệu đã mang đến rất nhiều tiện nghi cho nhân loại nhờ hàng loạt sáng kiến, phát minh công nghệ của họ.

Trong khi đó, một số người cho rằng đây có thể chỉ là một chiến thuật marketing khôn khéo của Xiaomi để được truyền thông và công chúng chú ý và bàn luận nhiều hơn.

Nguồn: GC

https://cafebiz.vn/sau-pha-bo-goc-mat-7-ty-dong-xiaomi-lai-cong-bo-logo-moi-mat-10-thang-nhung-chi-doi-moi-mau-20220129133557825.chMộc Tiên

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Chuỗi nhà thuốc Pharmacity liên tiếp đạt 4 giải thưởng danh giá cuối năm 2022

Là đơn vị bán lẻ dược phẩm dẫn đầu về số lượng nhà thuốc với hơn 1.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc, Pharmacity đã có những nỗ lực mạnh mẽ và vượt trội trong phát triển ...

Hà Tĩnh: Quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch

Nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh, bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” ...

Thái Bình: Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2022

Tháng 10/2022, Cục QLTT Thái Bình tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, ...

Vì đâu Disney “soán ngôi” Netflix?

“Cuộc chiến ngai vàng” trong ngành công nghiệp phát trực tuyến đã có sự thay đổi, Disney chính thức vượt qua Netflix để trở thành công ty phát trực tuyến lớn nhất thế giới.

McDonald's phải tăng giá do lạm phát

McDonald's ở Anh đã tăng giá bánh mì kẹp pho mát lần đầu tiên sau 14 năm, từ mức 0,99 bảng Anh lên 1,19 bảng Anh (tức từ 28.000 lên 34.000 đồng) nhưng cam kết sẽ khiến bữa ăn có giá trị hơn.

8 năm sau khi bán Kinh Đô với giá 10.000 tỷ đồng, KIDO có trở lại được "ngôi vương" ngành bánh?

Từng bán thương hiệu vương miện đỏ Kinh Đô để xoay trục phát triển ngành khác, nay KIDO lại quay về phát triển ngành bánh kẹo, quyết tâm mang bánh trở thành hàng thiết yếu của người Việt và ...

Highlands Coffee tăng giá và cái kết...

Sau khi tăng giá một số sản phẩm trong tháng 6, những tưởng chuỗi đồ uống Highlands Coffee sẽ gặp khó khăn vì sự quay lưng của người tiêu dùng. Nhưng, có vẻ họ đã gặt hái được những kết ...

Hỗ trợ gần 3.000 tỷ giảm giá tiền điện, EVN vẫn lãi kỷ lục 18.000 tỷ đồng

Khoản lãi chênh lệch tỷ giá đóng góp hơn một nửa vào lợi nhuận trước thuế của EVN cùng với tiết kiệm chi phí mà đặc biệt là chi phí lãi vay, giúp lợi nhuận Tập đoàn vẫn tăng trưởng 17%.

Biến động vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất sau nửa năm: Bộ đôi dầu khí GAS, BSR và Thế giới Di động ngược dòng ấn tượng, Hòa Phát giảm 115.000 tỷ

Dưới áp lực của thị trường chứng khoán, tổng trị giá vốn hoá của 20 doanh nghiệp lớn nhất sàn cũng đã giảm tới 609 nghìn tỷ đồng từ cuối năm 2021, tương ứng khoảng 17%.