Gojek bán mảng kinh doanh tại Thái Lan

Gojek bán mảng kinh doanh tại Thái Lan để tập trung đầu tư vào Việt Nam và Singapore.

393 views Link gốc

Tờ Nikkei đưa tin, AirAsia đã đàm phán mua lại hoạt động kinh doanh của Gojek tại Thái Lan trong bối cảnh hãng hàng không giá rẻ này đang nhắm tới tham vọng lấn sân sang mảng kỹ thuật số.

Xác nhận với tờ Nikkei, Gojek và AirAsia cùng tuyên bố về thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu vào ngày thứ 4, để Gojek nắm 1 lượng cổ phần không xác định tại mảng "siêu ứng dụng" của AirAsia. Cả 2 công ty cho biết mảng kinh doanh này được định giá khoảng 1 tỷ USD.

Thỏa thuận cho thấy cách AirAsia đang nỗ lực tham gia vào cuộc đua siêu ứng dụng ở Đông Nam Á cùng với Gojek và Grab. 

"Bằng việc thâu tóm mảng kinh doanh ở Thái Lan của Gojek, chúng tôi sẽ có thể gia tăng nguồn lực cho tham vọng của mình trong lĩnh vực này để trở thành đơn vị dẫn đầu trong mảng siêu ứng dụng ở Đông Nam Á", CEO Tony Fernandes nói.

Thỏa thuận cũng cho thấy cách Gojek đang định hình lại hoạt động kinh doanh trong khu vực sau tuyên bố vào hồi tháng 5 chính thức sáp nhập với Tokopedia – một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia.

Cũng theo phía Gojek, thỏa thuận sẽ giúp họ gia tăng đầu tư vào 2 thị trường Việt Nam và Singapore.

"AirAsia Digital sẽ trở thành đối tác chiến lược cấp cao của chúng tôi, 2 bên sẽ cùng chia sẻ mục tiêu nhằm cung cấp cho người dùng dịch vụ tốt hơn trong khi vẫn tăng cường việc tạo môi trường kiếm sống cho tài xế và các nhà buôn. Cùng thời điểm, thỏa thuận sẽ cho phép chúng tôi xoay trọng tâm vào những thị trường quốc tế khác như Việt Nam và Singapore – những nơi mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn và có tiềm năng tốc độ tăng trưởng tốt hơn", CEO Gojek nói.

CEO Fernandes trước đây từng công khai mục tiêu muốn cạnh tranh với Gojek và Grab và ông cũng hé lộ về kế hoạch muốn IPO tại Mỹ.

AirAsia Digital bao gồm những mảng kinh doanh không liên quan tới hàng không của công ty. Gồm giao đồ ăn, thực phẩm tươi, dịch vụ chuyển phát nhanh, nền tảng thương mại điện tử và cổng thanh toán. Hiện tại so với các đối thủ là siêu ứng dụng khác, AirAsia Digital còn thiếu hoạt động gọi xe.

AirAsia đã hiện diện trong ngành hàng không Thái Lan kể từ năm 2003 thông qua Thai AirAsia. Công ty này hiện đang hoạt động tại Malaysia và Singapore trong khi công ty vận chuyển hàng hóa Teleport hiện xuất hiện ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.

GoTo nói vào tháng 5 rằng họ vẫn "cam kết vào tất cả các thị trường bên ngoài Indonesia". Tuy nhiên, công ty này đang thụt lùi hơn so với các đối thủ về vấn đề mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Tokopedia chỉ hoạt động ở Indonesia trong khi Gojek hoạt động ở 3 nước gồm cả Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Grab hoạt động ở 8 quốc gia Đông Nam Á. 

Thị trường siêu ứng dụng ở Thái Lan đặc biệt cạnh tranh với sự tham chiến của nhiều tập đoàn trong nước có tiếng. Gã khổng lồ bán lẻ Central Group đã đầu tư 200 triệu USD vào chi nhánh Thái Lan của Grab vào năm 2019. Trong khi tập đoàn lớn nhất nước này là Charoen Pokphand Group đang nỗ lực hình thành nên ứng dụng TrueID.

Theo một nghiên cứu, dịch vụ của Gojek chiếm thị phần nhỏ hơn ở Thái Lan và Việt Nam so với Grab và Sea trong năm 2020.

GrabFood chiếm tới 50% trong thị trường giao đồ ăn trị giá 2,8 tỷ USD của Thái Lan vào năm 2020 xét về giá trị hàng hóa. Foodpanda và Lineman chiếm lần lượt 23% và 20%. GoFood của Gojek chỉ chiếm 7%.

Nguồn: Nikkei

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Chuỗi nhà thuốc Pharmacity liên tiếp đạt 4 giải thưởng danh giá cuối năm 2022

Là đơn vị bán lẻ dược phẩm dẫn đầu về số lượng nhà thuốc với hơn 1.000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc, Pharmacity đã có những nỗ lực mạnh mẽ và vượt trội trong phát triển ...

Hà Tĩnh: Quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch

Nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh, bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” ...

Thái Bình: Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2022

Tháng 10/2022, Cục QLTT Thái Bình tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, ...

Vì đâu Disney “soán ngôi” Netflix?

“Cuộc chiến ngai vàng” trong ngành công nghiệp phát trực tuyến đã có sự thay đổi, Disney chính thức vượt qua Netflix để trở thành công ty phát trực tuyến lớn nhất thế giới.

McDonald's phải tăng giá do lạm phát

McDonald's ở Anh đã tăng giá bánh mì kẹp pho mát lần đầu tiên sau 14 năm, từ mức 0,99 bảng Anh lên 1,19 bảng Anh (tức từ 28.000 lên 34.000 đồng) nhưng cam kết sẽ khiến bữa ăn có giá trị hơn.

8 năm sau khi bán Kinh Đô với giá 10.000 tỷ đồng, KIDO có trở lại được "ngôi vương" ngành bánh?

Từng bán thương hiệu vương miện đỏ Kinh Đô để xoay trục phát triển ngành khác, nay KIDO lại quay về phát triển ngành bánh kẹo, quyết tâm mang bánh trở thành hàng thiết yếu của người Việt và ...

Highlands Coffee tăng giá và cái kết...

Sau khi tăng giá một số sản phẩm trong tháng 6, những tưởng chuỗi đồ uống Highlands Coffee sẽ gặp khó khăn vì sự quay lưng của người tiêu dùng. Nhưng, có vẻ họ đã gặt hái được những kết ...

Hỗ trợ gần 3.000 tỷ giảm giá tiền điện, EVN vẫn lãi kỷ lục 18.000 tỷ đồng

Khoản lãi chênh lệch tỷ giá đóng góp hơn một nửa vào lợi nhuận trước thuế của EVN cùng với tiết kiệm chi phí mà đặc biệt là chi phí lãi vay, giúp lợi nhuận Tập đoàn vẫn tăng trưởng 17%.

Biến động vốn hóa của 20 doanh nghiệp lớn nhất sau nửa năm: Bộ đôi dầu khí GAS, BSR và Thế giới Di động ngược dòng ấn tượng, Hòa Phát giảm 115.000 tỷ

Dưới áp lực của thị trường chứng khoán, tổng trị giá vốn hoá của 20 doanh nghiệp lớn nhất sàn cũng đã giảm tới 609 nghìn tỷ đồng từ cuối năm 2021, tương ứng khoảng 17%.