Nhiệm vụ và chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

PNVN xin giới thiệu bài viết của Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) Nguyễn Khắc Lịch về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Bài viết được trình bày tại Hội nghị Tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

162 views Link gốc

Chuyển đổi số là phương thức phát triển mới và chuyển đổi mô hình kinh tế hợp tác xã một cách linh hoạt, phù hợp, đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực; góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, giúp các hợp tác xã tiếp cận nhanh với thị trường và gắn với chuỗi giá trị.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 20-NQ/TW; có chính sách ưu tiên cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát triển các tổ chức kinh tế tập thể gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Nhiệm vụ và chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã  - Ảnh 1.

Các đại biểu thăm gian hàng của các HTX bên lề Hội nghị

Phải đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng với các khu vực kinh tế khác; xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Chuyển đổi số nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế hợp tác xã một cách linh hoạt, phù hợp đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực đòi hỏi sự tham gia, chung tay của cả hệ thống chính trị, các hợp tác xã và người dân. Xây dựng chiến lược phải có tổng thể, tầm nhìn xa, trông rộng, đầu tư phải phân kỳ, trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh xây dựng các hệ thống thông tin và các nền tảng số phục vụ cho chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả, có tính kết nối, liên thông cao.

Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò thường trực của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số (Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược là "Xây dựng và triển khai các Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử". Đây là một trong định hướng chiến lược để phát triển chuyển đổi kinh tế số hợp tác xã.

Nhằm thúc đẩy các hoạt động trên, Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung vào triển khai các nội dung sau: 

Phát triển công nghệ số, nền tảng số để phục vụ phát triển kinh tế hợp tác xã 

Thực tế đã chứng minh trong 2 năm vừa qua, công nghệ số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của các hợp tác xã khi góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) thiết kế lại chu trình sản xuất mới. Với bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và phát triển đa dạng của nền kinh tế, các HTX có nhiều cơ hội được học hỏi, cọ sát và nâng cao năng lực; tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới. Thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là từ các đối tác lớn, có công nghệ nguồn. 

Mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và nông sản chế biến. Bên cạnh cơ hội, HTX sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức: Về cạnh tranh thị trường, nguồn nhân lực trong HTX, dễ bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, không đủ năng lực thích ứng với tình hình mới và bị tụt hậu ngày càng xa hơn về công nghệ, tác động của biến đổi khí hậu. Kinh tế số sẽ là một "đòn bẩy" quan trọng giúp khu vực hợp tác xã phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, cắt giảm chi phí, phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất của HTX. Cùng với sự phát triển của hợp tác xã trong khu vực và quốc tế, tạo động lực và niềm tin để HTX nước ta ngày càng phát triển.

Nhiệm vụ và chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã  - Ảnh 2.

Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) Nguyễn Khắc Lịch phát biểu tại Hội nghị

Theo thống kê hiện nay có hơn 27.000 HTX trên toàn quốc, đóng vai trò vào việc phát triển kinh tế. Với mục tiêu phát triển kinh tế số trong các hợp tác xã, trên môi trường số, các hợp tác xã sẽ được tham gia mạnh mẽ các hoạt động kinh tế trên sàn thương mai và thực hiện các giao dịch điện tử, các chủ nhiệm hợp tác xã sẽ được cung cấp các chữ ký số để thực hiện giao dịch điện tử, các hoạt động thương mại sẽ dần được thay đổi theo các mô hình hợp tác xã số chuyên nghiệp hơn, kỹ năng số sẽ ngày được nâng cao, tạo ra một thị trường năng động, đa dạng, hiệu quả hơn.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành cùng Liên minh HTX trong việc xây dựng một hệ thống quản trị hiện đại cho HTX, hỗ trợ Liên minh HTX về xây dựng sàn thương mại điện tử để hỗ trợ các HTX.

Hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử còn giúp bà con, HTX xây dựng được thương hiệu và bảo vệ được thương hiệu của mình. Chỉ có thương hiệu thì giá nông sản mới cao lên được. Nếu không có thương hiệu thì năng suất càng cao giá càng thấp.

Chuyển đổi số thì thường mang lại giá trị cao, hiệu quả cao và ngay tức thời cho những nơi khó khăn, những lĩnh vực khó khăn, những người khó khăn. Bởi vậy mà kinh tế tập thể, HTX ở nông thôn, ở các vùng sâu và xa sẽ có hiệu quả ngay nếu chuyển đổi số.

Để tạo động lực phát huy các hoạt động trên, việc xây dựng cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý cho các HTX hoạt động trên môi trường số đóng vai trò vô cũng quan trọng. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang tham mưu trình Quốc hội phê duyệt dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi. Bên cạnh đó, dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xúc tiến trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xem xét.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, về kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Với chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các Đài Phát thanh, truyền hình (PTTH) đã đưa hàng trăm tin, bài, phóng sự về các nội dung Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, tuyên truyền về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Năm 2021, thực hiện Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, các Đài PTTH cũng thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương; nội dung chính của Quyết định số 77/QĐ-BCĐKTTT về Kế hoạch và Đề cương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW  ngày  18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Theo các cơ quan báo chí, Đài PTTH, việc tổng kết nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện và tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT) sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT (Nghị quyết số 13-NQ/TW) bao gồm: Kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả KTTT, hợp tác xã (HTX) đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phục vụ việc hoàn thiện thể chế, xây dựng dự thảo Nghị quyết mới của Trung ương về KTTT.

Báo chí nói chung và các Đài PTTH nói riêng đã góp phần truyền tải nội dung Nghị quyết, các văn bản chính sách pháp luật, các mô hình, giải pháp thực hiện, phát triển KTTT. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, các Đài PTTH trung ương và địa phương đã đăng tải, phát sóng hàng trăm nghìn tin bài, phóng sự tuyên truyền về Luật HTX, các chính sách về phát triển kinh tế tập thể, giới thiệu điển hình, mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần phổ biến, nâng cao nhận thức về KTTT, HTX, vận động thành viên tham gia HTX, đưa Luật HTX năm 2012 vào cuộc sống; động viên, khuyến khích các hội viên đi đầu tham gia xây dựng các mô hình điểm về KTTT, như: HTX, liên hiệp các HTX, tổ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là nông thôn.

Với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ và cơ quan liên quan, trong thời gian tới, các HTX sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ và là động lực thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển.



Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...