Xuất nhập khẩu bứt tốc cuối năm

Sau các đợt giảm tốc trước đó do chịu ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 11 đã bứt tốc mạnh mẽ với việc hàng loạt các nhóm hàng gia tăng tốc độ xuất nhập khẩu.

326 views Link gốc

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ đang dần trở về trạng thái bình thường mới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng qua vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599,12 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tháng 11 đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.

Cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến nay ước tính xuất siêu 225 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,32 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 24,55 tỷ USD.

Xuất khẩu trong 11 tháng qua đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 11%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20%, chiếm 73,6%.

Riêng xuất khẩu tháng 11 ước tính đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước.

Từ đầu năm đến nay đã có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện (doanh nghiệp FDI chiếm 99,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (98%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (92,6%); dệt may (63,5%); giày dép (82,4%); gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép.

Hoạt động xuất nhập khẩu bứt tốc mạnh mẽ dịp cuối năm

Xét về tốc độ tăng trưởng, sắt thép dẫn đầu khi lượng hàng xuất khẩu đã tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 18%, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng 27,8% và chiếm 1,2%. Nhóm nông, lâm sản tăng 15,4% và chiếm 7,1%. Còn nhóm thủy sản tăng 3,5%, chiếm 2,7%.

Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 23,3%, chiếm 34,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,9%, chiếm 65,5%.

Riêng nhập khẩu tháng 11 đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước.

Kể từ đầu năm đến nay có 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 6 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.

Hoạt động xuất nhập khẩu bứt tốc mạnh mẽ dịp cuối năm 1

Xét về tốc độ tăng, mặt hàng hạt điều, quặng và khoáng sản khác và cao su đứng đầu khi tăng lần lượt 2,5 lần, 2,2 lần và 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh nhất 27,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính tăng 22,2% và chiếm 6,4%.

Trong 11 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc tăng 16,8%; EU tăng 12%; ASEAN tăng 23,3%; Hàn Quốc tăng 14,6%; Nhật Bản tăng 3%.

Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hàn Quốc tăng 20,3%; ASEAN tăng 36,1%; Nhật Bản tăng 10,1%; EU tăng 18,2%; Hoa Kỳ tăng 14,6%.

Hoạt động xuất nhập khẩu bứt tốc mạnh mẽ dịp cuối năm 2

Trong đó, 11 tháng qua xuất siêu sang EU tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 53%; nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 24,4%; nhập siêu từ ASEAN tăng 79,2%.

Theo khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê, về xu hướng 3 tháng cuối năm nay, 35% doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới. 22% doanh nghiệp dự kiến giảm và 43% dự kiến ổn định.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...