Vietnam Airlines đang nợ quá hạn hơn 13.300 tỷ đồng

Tính đến 30/6, tổng số nợ quá hạn của Vietnam Airlines là gần 13.338 tỷ đồng, trong đó phần lớn nợ tiền thuê máy bay, tiền nhiên liệu, sửa chữa động cơ và dịch vụ chuyến bay của các đối tác nước ngoài.

382 views Link gốc

 

Tính đến 30/6, tổng số nợ quá hạn của Vietnam Airlines là gần 13.338 tỷ đồng, trong đó phần lớn nợ tiền thuê máy bay, tiền nhiên liệu, sửa chữa động cơ và dịch vụ chuyến bay của các đối tác nước ngoài.

Tại Nghị quyết về việc thông qua phương án phát hành chi tiết chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines, Hội đồng quản trị (HĐQT) của hãng cho hay, sau khi hoàn tất đợt phát hành, số vốn điều lệ tăng thêm được sử dụng bổ sung vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Vietnam Airlines do tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19.

Cụ thể, lượng vốn huy động được thông qua hình thức này là 8.000 tỷ đồng và phần lớn sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ.

Trong đó, trả nợ 2.050 tỷ đồng cho các khoản vay đến hạn của các tổ chức tín dụng; 3.950 tỷ đồng thanh toán nợ quá hạn và nợ đến hạn cho các đối tác, nhà cung cấp; 2.000 tỷ đồng thanh toán vốn lưu động để đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như trả lương, thuế, hoàn vé, các khoản thanh toán không vay được ngân hàng (thu hộ, trả hộ, bù trừ công nợ,...) các khoản nợ vay đến hạn trong năm 2020. 

Vietnam Airlines cho hay, trong quý 1/2020, nợ quá hạn của hãng tại các ngân hàng cũng lên tới 2.500 tỷ đồng. 

{keywords}
Vietnam Airlines đang nợ quá hạn hơn 13.300 tỷ đồng

Trong Phụ lục đính kèm, Vietnam Airlines thông tin chi tiết về khoản nợ gần 13.338 tỷ đồng nợ quá hạn các đối tác, nhà cung cấp tính đến 30/6. 

Trong đó khoản nợ lớn nhất là hơn 7.099 tỷ đồng tiền thuê máy bay từ 12 đối tác như Jackson Square Aviation Ireland Limited (JSA), BBAM, DAE, ACG, CLOVE, CAVIC, VALC, ALC,...

Tiếp đến là 4.021 tỷ đồng Vietnam Airlines nợ quá hạn nhiên liệu, sửa chữa bảo dưỡng động cơ, phụ tùng vật tư từ nhiều đối tác trong và ngoài nước, như Air France, KLM Engineering and Maintenance, Rolls-Royce plc,... Khoản còn lại,1.847 tỷ là nợ dịch vụ chuyến bay, dịch vụ hàng không của các đối tác trong nước, như Tổng công ty Quản lý bay (VATM), Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) và các đối tác khác.

Ngoài ra, các khoản nợ đến hạn mà Vietnam Airlines cần thanh toán cho các ngân hàng trong năm 2021 là 2.053 tỷ đồng, gồm Vietcombank (738 tỷ đồng, lãi suất 4.2% và 390 tỷ đồng lãi suất 3,5%), BIDV (236 tỷ đồng lãi suất 4,6%), SeABank (400 tỷ đồng lãi suất 4,8%) cùng nhiều tổ chức tín dụng quốc tế như: JP Morgan, Citibank và ING.

Để huy động 8.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines sẽ chào bán 800 triệu cổ phiếu, giá chào bán 10.000 đồng, theo hình thức mua thêm cổ phiếu phát hành, chuyển nhượng quyền mua. Tỷ lệ thực hiện quyền mua là 56,4%, 1 cổ phiếu hưởng 1 quyền mua. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu hiện hữu sẽ được mua tương ứng 56,4 cổ phiếu phát hành thêm.

6 tháng đầu năm nay, Vietnam Airlines (công ty mẹ) ước lỗ khoảng 9.823 tỷ đồng, lỗ hợp nhất dự kiến khoảng 10.788 tỷ đồng. Do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, hãng dự kiến  cả năm lỗ hợp nhất 14.526 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2020. Doanh thu hợp nhất dự kiến giảm 11,6% xuống còn gần 37.400 tỷ đồng.

Ngọc Hà

 



Đầu tư xi măng vẫn còn sức hút

Dự án xi măng công suất 10 triệu tấn của Tập đoàn Xuân Thiện là dự án mới nhất, cũng là “khủng” nhất được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư. Cùng với đó, một dự án 2,3 ...

Đẩy nhanh đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA

FTA giữa Việt Nam và khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), gồm 4 nước Iceland, Lichestein, Na Uy, và Thụy Sỹ đang được đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm đi đến ký kết.

Da giày vật vã với mục tiêu xuất khẩu 27 tỷ USD

Các ông lớn đóng góp hàng tỷ USD doanh thu xuất khẩu giày dép phải cắt giảm lao động là dấu hiệu không mấy tốt lành cho ngành da giày. Mục tiêu xuất khẩu đạt 27 tỷ USD năm 2023 của ngành này ...

Nâng cao cạnh tranh vào thị trường Đức thông qua Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng

Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 là một trong những thách thức để doanh nghiệp Việt thu hút sự quan tâm từ khách hàng Đức tiềm năng.

Nỗ lực kéo giảm buôn bán, vận chuyển hàng lậu qua biên giới

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An về đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu qua biên giới, thời gian qua, BĐBP Long An đã triển khai đồng bộ ...

Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản sang Trung Quốc

Ngày 14/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị giao thương nông thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới, nhằm thích ứng với những yêu cầu ...

Vốn ngoại và nội "chảy mạnh" vào Bình Dương

(NLĐO)- Mặc dù năm 2022 nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều biến động nhưng dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào Bình Dương.

Dự đoán bất ngờ của Bill Gates về tương lai: Những đứa trẻ sinh ra 20 năm sau sẽ cực kỳ may mắn

Mặc dù thế giới đang đối diện nhiều vấn đề nan giải, tỷ phú Bill Gates tin tưởng rằng tương lai của nhân loại sẽ vô cùng tươi sáng.

Vượt khó

Nghị quyết 01/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh năm 2023 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế ...