Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp dụng quy trình Agile Scrum (mô hình phát triển phần mềm, tư duy theo hướng nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi tốt).

2120 views Link gốc

Theo đó, EVNCPC đã tham gia xây dựng, nâng cấp, bảo trì các sản phẩm phần mềm và quy định đảm bảo chất lượng trong phát triển phần mềm của EVN; triển khai thực hiện bộ quy trình phát triển phần mềm EVN theo mô hình Agile Scrum, DevOps (phiên bản 1.0) và áp dụng thí điểm đối với 2 dự án theo chỉ đạo của EVN.

Đồng thời phổ biến danh mục các ngôn ngữ lập trình, platform, framework, công nghệ dùng chung trong hệ thống phần mềm cho các đơn vị thành viên; xây dựng và ban hành quy định quản lý phát triển và khai thác phần mềm trong toàn EVNCPC phù hợp với định hướng phát triển phần mềm của EVN và thực tiễn quản lý, phát triển, khai thác phần mềm tại đơn vị.

EVNCPC là một trong những đơn vị đi đầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số.

EVNCPC là một trong những đơn vị đi đầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Bà Lê Thị Phương Cẩm cho biết, thời gian qua EVNCPC luôn được xem là một trong những đơn vị đi đầu của EVN trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số. EVNCPC đã thể hiện được tinh thần tự lực tự chủ cao, từng bước làm chủ các công nghệ tiêu biểu như: sản xuất công tơ điện tử, phát triển hệ thống đo đếm từ xa; trạm sạc ô tô điện…

Các nhiệm vụ chuyển đổi số Tập đoàn giao, EVNCPC đã triển khai rất nhanh, đạt kết quả tốt. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2023, EVNCPC được giao thực hiện 33 nhiệm vụ chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ khách hàng, kỹ thuật sản xuất, đầu tư xây dựng. Trong đó, EVNCPC đã hoàn thành 31 nhiệm vụ, đang triển khai 2 nhiệm vụ theo tiến độ kế hoạch.

EVNCPC cũng chủ động xây dựng 21 nhiệm vụ chuyển đổi số riêng để phù hợp nhu cầu phát triển đặc thù, bao gồm các lĩnh vực: Quản trị doanh nghiệp, Kinh doanh dịch vụ khách hàng, kỹ thuật sản xuất, nhận thức chuyển đổi số và hạ tầng số; 100% các nhiệm vụ này cũng đã hoàn thành đạt và vượt tiến độ. Đồng thời EVNCPC cũng đã hoàn thành 6 đề án liên quan ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 được EVN giao.

“Giai đoạn 2023 – 2025, EVN giao EVNCPC thực hiện tổng cộng 26 nhiệm vụ chuyển đổi số. Trong 8 tháng đầu năm 2023, EVNCPC đã hoàn thành 2/4 nhiệm vụ được giao trong năm nay”, ông Đỗ Minh Cường – Trưởng ban Viễn thông Công nghệ thông tin EVNCPC cho biết thêm.

Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách hàng, EVNCPC xác định mục tiêu trọng tâm chuyển đổi số là thu hút khách hàng tham gia các kênh giao tiếp số và làm hài lòng khách hàng trên các kênh giao tiếp này. Theo đó, EVNCPC đã phát triển hệ thống thông báo chăm sóc khách hàng; hỗ trợ khách hàng có thể theo dõi tình hình sử dụng điện hàng ngày, theo dõi được tiến độ xử lý các yêu cầu dịch vụ điện và được cảnh báo khi có bất thường trong sử dụng điện…

Những kết quả đạt được trong chuyển đổi số cũng đã giúp EVNCPC hiện thực hóa mục tiêu quản lý và vận hành lưới điện thông minh hơn, quản lý hồ sơ thiết bị lưới điện, tối ưu vận hành. EVNCPC đã triển khai ứng dụng kiểm tra hiện trường cho lưới điện cao, trung và hạ thế, hoàn thành triển khai phương pháp sửa chữa CBM/RCM cho 100% thiết bị trên lưới điện…

Một điểm nổi bật trong chuyển đổi số là EVNCPC đã ứng dụng công nghệ, giải pháp mới để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Tổng công ty thực hiện phân tích dữ liệu chuyên sâu, ứng dụng công nghệ BI cho hệ thống báo cáo điều hành với 108 chỉ tiêu và hơn 500 dashboard.

"Tổng công ty cam kết quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch; đảm bảo tiến độ, chất lượng. Chuyển đổi số tại EVNCPC là một quá trình liên tục, kể cả với các nhiệm vụ, đề án, phần mềm đã hoàn thành, EVNCPC cũng sẽ tiếp tục xem xét nâng cao, đổi mới, phát triển chứ không dừng lại",ông Trương Thiết Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNCPC nói.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.

Việt Nam được đánh giá "nhỉnh hơn" về thanh toán điện tử tại Đông Nam Á

DNVN - Doanh nhân Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) khẳng định thị trường thanh toán điện tử Việt Nam đã bắt kịp Trung Quốc cả về mặt doanh nghiệp cho đến thói quen của người dùng. Thậm chí, còn ...