Thiếu chip, "sếp tổng" Samsung lặn lội sang Mỹ để xin mua thêm nhưng bị từ chối

Đích thân chủ tịch mảng di động Samsung TM Roh đã phải sang Mỹ gặp một tập đoàn lớn để mua thêm chip, nhưng nỗ lực của ông đã không thành.

299 views Link gốc

Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đang ảnh hưởng đến nhiều thương hiệu điện thoại thông minh. Ví dụ, Google phải giới hạn chỉ bán chiếc Pixel 5a ở một vài quốc gia, Realme đẩy lùi ra mắt Realme 9 vào năm 2022, hay Samsung đang được đồn đoán sẽ huỷ ra mắt mẫu Galaxy S21 FE.

Theo báo cáo từ trang báo Hàn Quốc TheElec, vấn đề này tại Samsung đã trở nên tồi tệ đến mức chủ tịch mảng di động của hãng là ông TM Roh đã phải hai lần đích thân đặt chân tới Mỹ để yêu cầu một nhà sản xuất chip "giấu tên" cung cấp thêm chip. Mặc dù không được tiết lộ, nhưng rất có thể nhà sản xuất chip đó là Qualcomm. Hiện nay, Samsung đang sử dụng chip của Qualcomm trên nhiều dòng smartphone và tablet, trong đó bao gồm các model cao cấp như Galaxy Z Fold3, Galaxy Z Flip3, Galaxy S21 hay Galaxy Tab S7.

Nguồn tin của TheElec cho biết ông TM Roh đã hai lần tới Mỹ trong năm nay nhằm mục đích trên, lần đầu tiên trong tháng 3 và lần thứ hai trong tháng 7. Tuy nhiên, trong cả hai lần, yêu cầu của TM Roh đều bị từ chối. Nhà sản xuất chip Mỹ nói với chủ tịch Samsung rằng họ rất muốn tăng cường sản lượng chip, nhưng không thể ưu tiên cho Samsung.

Thiếu chip, sếp tổng Samsung lặn lội sang Mỹ để xin mua thêm nhưng bị từ chối - Ảnh 1.

TM Roh - người đứng đầu mảng di động của Samsung.

Đây được đánh giá là điều rất bất thường khi xét đến vị thế của Samsung, cũng là hãng smartphone số 1 thế giới. Các chuyên gia chỉ ra rằng sự phụ thuộc ngày càng tăng của Samsung vào các ODM (Original Design Manufacturer) là một trong những lý do khiến sức mua linh kiện của Samsung suy giảm.

Theo thống kê, tỷ lệ smartphone mang thương hiệu Samsung được sản xuất bởi các ODM là 20%. Một số model như Galaxy A6S, Galaxy A01 hay Galaxy M02 được đảm nhiệm bởi các đối tác của Samsung đến từ Trung Quốc như Wingtech hay Huaqin. Các ODM này đều có những hợp đồng cung cấp linh kiện riêng, vì vậy không cần phải phụ thuộc vào nguồn cung của Samsung.

Trong lần thứ hai tới Mỹ vào tháng 7, đồng hành cùng ông TM Roh là một vị phó chủ tịch phụ trách trong việc nhập linh kiện. Vị phó chủ tịch này được ra lệnh chỉ trở lại Hàn Quốc khi tình hình đã được giải quyết. Phải ba tháng sau, ông này mới về nước. Trước đó, người này đã bị chính chủ tịch Samsung nghiêm khắc nhắc nhở vì đã để tình trạng trên xảy ra.

Hiện tại, tình trạng thiếu chip đang gây ảnh hưởng tới kế hoạch của Samsung. Samsung đang cân nhắc việc ngừng ra mắt mẫu Galaxy S21 FE do nguồn cung chip Snapdragon 888 không đủ, và hãng muốn để dành lượng chip này cho hai mẫu máy quan trọng hơn là Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3. Những bằng chứng trước đó cho thấy Galaxy S21 FE đã đến giai đoạn hoàn thiện và chỉ chờ sản xuất, nhưng với tình hình này, rất có thể nó sẽ bị "khai tử" vào phút cuối.

Thiếu chip, sếp tổng Samsung lặn lội sang Mỹ để xin mua thêm nhưng bị từ chối - Ảnh 2.

Hình ảnh quảng cáo rò rỉ của Galaxy S21 FE cho thấy Samsung đã sẵn sàng tung chiếc máy này ra thị trường, nhưng rất có thể nó sẽ bị huỷ bỏ.

Cộng với tình trạng hoạt động của nhà máy Samsung tại Việt Nam bị gián đoạn do COVID-19, theo dự kiến, Samsung sẽ sản xuất 260-270 triệu smartphone trong năm nay, thấp hơn mức kỳ vọng ban đầu là 290-300 triệu máy.

Theo JENNY KAY

Pháp luật & Bạn đọc



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.