3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

1073 views Link gốc

Công nghệ sức khỏe là một trong những lĩnh vực đang nổi lên với đầy hứa hẹn trong giai đoạn tới khi nhiều vấn đề trong ngành vẫn đang cần lời giải.

Dữ liệu từ báo cáo của NIC và Golden Gate Ventures mới đây cho biết, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 6% GDP bình quân đầu người ở Việt Nam vào năm ngoái. Dự kiến, mức chi tiêu này sẽ tăng lên gấp ba lần trong giai đoạn 2018 – 2028, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sức khỏe.

Ngoài ra, Việt Nam còn có dân số am hiểu công nghệ ngày càng tăng với xu hướng chi tiêu cao cho chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh tầng lớp tiêu dùng mở rộng và nhận thức sức khỏe nhiều hơn.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam
Các hình thức chăm sóc sức khỏe mới như giám sát từ xa, y tế từ xa, chẩn đoán bằng AI ngày càng phổ biến hơn

Tình trạng các bệnh viện công quá tải, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và thiếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe là một trong những động lực thúc đẩy các hình thức chăm sóc sức khỏe mới như giám sát từ xa, y tế từ xa, chẩn đoán bằng AI.

Những tồn tại của khu vực bệnh viện công cũng là cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phát triển các giải pháp khởi nghiệp lấy bệnh nhân làm trung tâm.

Bên cạnh đó, những hỗ trợ của chính phủ và ưu đãi về thuế đã khuyến khích phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tạo cơ hội cho sự đổi mới.

Ngoài lĩnh vực công nghệ sức khỏe, công nghệ tài chính – fintech cũng là điểm đến hứa hẹn của Việt Nam trong những năm tới.

Theo Golden Gate Ventures, giá trị giao dịch trong ngành này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép 15% trong bốn năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân lẫn doanh nghiệp. 

Đơn cử, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam – chiếm đến 70% GDP gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam
Giá trị giao dịch của lĩnh vực fintech giai đoạn 2017 - 2027 (dự báo) (tỷ USD)

Sự tăng trưởng của fintech tại Việt Nam được thúc đẩy bởi lực lượng dân số trẻ, am hiểu công nghệ và tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao.

Cùng với đó, tầng lớp trung lưu đang gia tăng và các hoạt động kinh tế sôi động càng củng cố thêm nhu cầu về số hóa các dịch vụ tài chính đổi mới nhanh chóng và hiệu quả về chi phí.

Về phía chính phủ, nhiều chính sách và sáng kiến đã được đưa ra nhằm thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số, tài chính toàn diện và đổi mới.

Công nghệ giáo dục cũng là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư những năm gần đây khi Việt Nam có dân số trẻ đông đảo với nhu cầu lớn về giáo dục chất lượng cao, phát triển chuyên môn cùng yêu cầu áp dụng công nghệ trong trải nghiệm học tập, giáo dục.

Mức chi tiêu cho giáo dục ngày càng cao hơn do niềm tin sâu xa vào vai trò của giáo dục và thu nhập người dân tăng lên.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam 1
Tổng giá trị đầu tư và số lượng thương vụ trong lĩnh vực công nghệ giáo dục giai đoạn 2013 - 2022 (Giá trị: triệu USD)

Đáng chú ý, sự xuất hiện của Covid-19 đã đẩy nhanh các tiêu chuẩn mới về học tập và giảng dạy thông qua các nền tảng trực tuyến.

Báo cáo đánh giá, chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.

Năm 2019, Việt Nam nằm trong tốp 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 44%.

Hiện tại, có hơn 200 công ty công nghệ giáo dục tại Việt Nam, phục vụ 2 triệu người dùng trên toàn quốc với quy mô thị trường ước tính không dưới 2 tỷ USD.



Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.

Yeah1 trong 'tấm áo mới'

Yeah1 tuyên bố đã tái cấu trúc toàn diện các mảng kinh doanh, hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực khác như: fintech, bán lẻ, game...

Coi đổi mới sáng tạo là DNA của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở ...

Đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

DNVN - Chủ trì hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc sáng 14/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh ...

Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường

HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ ...

PNJ đang giành thêm thị phần vàng, trang sức

Xu hướng trang sức trung, cao cấp tại Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng trưởng, nhất là sau 2 năm sàng lọc, thị trường trang sức xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa ...