Thích ứng với “bình thường xanh”: Doanh nghiệp cần có giải pháp như vắc-xin

Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT cho rằng, để vượt qua thảm họa dịch bệnh, cả nhân loại cần được tiêm vắc-xin, thì cộng đồng doanh nghiệp để trở lại hoạt động cũng cần giải pháp tương tự vắc-xin.

308 views Link gốc
Ảnh minh họa.
Ông Trương Gia Bình chia sẻ về giải pháp giúp doanh nghiệp “sống chung với Covid-19”

“Xanh hóa” để sống chung với Covid-19

Đánh giá về “sức khỏe” của các doanh nghiệp sau một thời gian dài chịu tác động của đại dịch Covid-19, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) FPT ví von, “doanh nghiệp cũng giống như một thực thể sống, cũng chịu những tác động của Covid-19, cũng nhiễm bệnh, trở nặng và tử vong. Và điều này sẽ để lại nhiều hậu quả lâu dài cho nền kinh tế quốc gia”.

Lời nói của ông Trương Gia Bình được minh chứng rõ nét hơn qua khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV). Có tới 69% trong tổng số 21.517 doanh nghiệp tham gia khảo sát online, đang tạm ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh do dịch. Số còn lại hoặc đang hoạt động cầm chừng, hoặc đang trong tình trạng chờ giải thể. Và dòng tiền của các doanh nghiệp cũng chỉ đủ để duy trì “sự sống” từ 1 đến 3 tháng, nếu tình trạng tạm ngưng hoạt động tiếp tục kéo dài.

Cần sớm có những giải pháp để đảm bảo kết hợp sản xuất, kinh doanh và chống dịch, bảo toàn sinh mạng con người và an sinh xã hội. Đó chính là kinh tế xanh, doanh nghiệp xanh, sản xuất xanh, giao thông xanh, vận tải xanh...

- Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT

Chia sẻ về giải pháp giúp doanh nghiệp “sống chung với Covid-19”, ông Trương Gia Bình cho rằng, cần sớm có những giải pháp để đảm bảo kết hợp sản xuất, kinh doanh và chống dịch, bảo toàn sinh mạng con người và an sinh xã hội. Theo ông Trương Gia Bình, đó chính là kinh tế xanh, doanh nghiệp xanh, sản xuất xanh, giao thông xanh, vận tải xanh...

Theo khảo sát của Ban IV, để có thể quay trở lại hoạt động sớm nhất, các doanh nghiệp đã lên kế hoạch “xanh hóa” - miễn nhiễm với Covid-19, thông qua việc chủ động đảm bảo các phương án phòng chống dịch, từ triển khai đầy đủ các quy định, đến tăng cường biện pháp tuyên truyền, giám sát cho người lao động, các kịch bản ứng phó khi xảy ra lây nhiễm.

Còn theo ông Trương Gia Bình, “vắc-xin đang là giải pháp cho toàn nhân loại để vượt qua thảm hoạ dịch bệnh, thì với doanh nghiệp cũng vậy. Để trở lại hoạt động trong bình thường xanh, doanh nghiệp cũng cần một giải pháp tương tự vắc-xin”.

Vắc-xin cho doanh nghiệp

Xuất phát từ mong muốn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt vận hành không gián đoạn trong đại dịch, tăng cường kháng thể để trở thành các doanh nghiệp “xanh”, dựa trên chính những kinh nghiệm thực chiến vượt qua đại dịch, FPT đã đưa ra Chương trình FPT eCovax - liều vắc-xin số giúp doanh nghiệp tăng cường kháng thể để đi từ sống sót đến thịnh vượng.

Liều vắc-xin số này của FPT được thiết kế với những mũi tiêm giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng một mô hình vận hành, kinh doanh không gián đoạn trong bình thường mới.

Theo đó, FPT đã đưa ra gói giải pháp số đầu tiên tập trung vào các vấn đề cốt yếu nhất của doanh nghiệp khi không thể đến văn phòng làm việc, không thể gặp gỡ trực tiếp khách hàng cũng như không kiểm soát được hiệu quả công việc. Gói giải pháp số này giúp các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có thể điều hành doanh nghiệp liên tục, thông suốt. Và không dừng ở đó, các giải pháp số này sẽ giúp doanh nghiệp tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn trong bình thường mới, duy trì kháng thể cho doanh nghiệp lâu dài.

Hiện đã có hơn 300 doanh nghiệp đăng ký sử dụng gói giải pháp này để giải quyết bài toán làm việc từ xa, quản lý giao việc từ xa đảm bảo kinh doanh không gián đoạn ngay trong bối cảnh dịch bệnh và giãn cách xã hội hiện nay. Cùng với việc đưa ra các gói giải pháp số, FPT cũng đang triển khai chuỗi Chương trình đào tạo “Vắc-xin cho doanh nghiệp - Từ sống sót đến thịnh vượng” với mong muốn giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp có thể triển khai ngay và mang lại hiệu quả tức thì.

“Các doanh nghiệp cần sớm tiêm cho mình một liều vắc-xin. Và thời điểm tiêm vắc-xin là cực kỳ quan trọng, không thể chờ đến khi hết oxy, hết tiền mới hành động”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...