Startup du lịch Đài Loan đặt mục tiêu doanh thu 100 triệu USD tại Việt Nam

Startup du lịch KKday dự đoán sẽ có hơn 20 triệu chuyến đi và đến Việt Nam vào năm 2023. Ngoài ra, công ty dự kiến ​​lượng khách du lịch trong nước vào năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

172 views Link gốc

Startup du lịch có trụ sở tại Đài Loan là KKday công bố sẽ tăng gấp đôi hoạt động đầu tư đối với thị trường Việt Nam, nhằm hướng tới mục tiêu doanh thu đạt 100 triệu USD vào năm 2023 tại nước ta.

KKday thành công với lĩnh vực cung cấp dịch vụ du lịch trước đại dịch với sự có mặt tại nhiều quốc gia, là cầu nối người dùng với hàng nghìn địa điểm tại các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.

Hiện tại, KKday đang hoạt động tại 11 quốc gia cùng sự đồng hành của 500 nhân viên, cung cấp hơn 30.000 sản phẩm trải nghiệm địa phương đặc sắc, đáp ứng nhu cầu du lịch tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên 2 nền tảng website và ứng dụng di động.

Đại diện KKday nhận thấy sự phát triển tiềm năng lĩnh vực tại Việt Nam. Do đó, vào tháng 6/2022, công ty muốn dành hơn 20 triệu USD đầu tư cho thị trường Việt Nam, xem đây là khu vực tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á về du lịch.

KKday tham gia thị trường du lịch Việt Nam từ năm 2017, kết nối du khách Việt với các sản phẩm du lịch nước ngoài. Ứng dụng du lịch KKday Việt Nam đạt một triệu người dùng với doanh thu tăng trưởng hơn 500% ở mảng nội địa.

Startup du lịch Đài Loan đặt mục tiêu doanh thu 100 triệu USD tại Việt Nam
Ông Chen Ming Ming, Giám đốc Điều hành KKday Group

Ông Chen Ming Ming, Giám đốc Điều hành của KKday Group cho biết: "Với tổng quy mô dân số đạt gần 100 triệu dân, các điểm du lịch cũng như công viên giải trí hàng đầu thế giới và bản sắc văn hoá độc đáo, Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn để thành công trong việc thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ với các sản phẩm du lịch của mình và trở thành điểm đến yêu thích của du khách khắp nơi trên thế giới".

Du lịch là một trong những ngành chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 lớn nhất khi đến nay, vẫn còn nhiều quốc gia trên khắp thế giới chưa thể tự phục hồi.

Tuy nhiên tại Việt Nam, bắt đầu từ những tháng cuối năm 2021, ngành du lịch đã có sự vực dậy, thậm chí là còn xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực từ đầu năm 2022 do nhu cầu du lịch nội địa lẫn quốc tế bùng nổ.

Cụ thể, theo thống kê 4 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4/2022 đạt 101.4 nghìn lượt người, cao gấp 2.4 lần so với tháng trước và gấp 5.2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 192.4 nghìn lượt người, tăng 184.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượt khách đến từ châu Á đạt 118.295 lượt người; châu Âu đạt 36.198 lượt người, châu Mỹ đạt 27.821 lượt người, châu Úc đạt 9.136 lượt người, châu Phi đạt 907 lượt người.

Startup du lịch Đài Loan đặt mục tiêu doanh thu 100 triệu USD tại Việt Nam 1
Startup du lịch Đài Loan đặt mục tiêu doanh thu 100 triệu USD tại Việt Nam

KKday dự đoán rằng sẽ có hơn 20 triệu chuyến đi và đến Việt Nam vào năm 2023. Ngoài ra, công ty dự kiến ​​lượng khách du lịch trong nước vào năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kể từ đầu năm nay, startup Đài Loan đã giới thiệu hơn 1.200 nhà điều hành du lịch mới và đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng các tour du lịch và hoạt động tại Việt Nam trên nền tảng của mình trong vòng 12 tháng tới.

Là một phần của quá trình mở rộng, KKday cũng đã hợp tác với 4 công ty Việt Nam, đó là các nhà phát triển công viên giải trí SunWorld Holdings và VinWonders, nhà điều hành hàng không và khách sạn FLC Group, và nền tảng đặt phòng trực tuyến BestPrice.

Gần đây nhất, KKday đã huy động thành công 20 triệu USD nâng tổng số lên 95 triệu USD, được dẫn dắt bởi công ty cổ phần tư nhân Châu Á TGVest Capital.

Với nguồn vốn mới, Kkday lên kế hoạch sử dụng vào việc tuyển dụng các bộ phận, bao gồm kỹ sư phần mềm, nghiên cứu và phát triển, phát triển kinh doanh và tiếp thị.

Bên cạnh đó, nguồn vốn này cũng được sử dụng để phát triển các sản phẩm công nghệ cho các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) và các thương gia cung cấp các hoạt động và dịch vụ trên nền tảng của KKday.



Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.