Quy định ghi nhãn dinh dưỡng với thực phẩm nhiều bất cập, gây tốn kém cho doanh nghiệp

DNVN - Góp ý dự thảo Thông tư ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, 5 hiệp hội doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một nội dung bất cập lớn, thiếu cơ sở khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây tốn kém cho DN.

88 views Link gốc
5 hiệp hội DN vừa gửi văn bản tới 4 bộ: Y tế, Công Thương, NN&PTNT, KH&CN và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn về nội dung và cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.
 
5 hiệp hội DN gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh (FFA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao.
 
Các hiệp hội DN đánh giá cao Ban Soạn thảo đã tiếp thu một số ý kiến góp ý của các hiệp hội cho dự thảo trước để điều chỉnh một số nội dung tại dự thảo lần này.
 
Tuy nhiên, theo 5 hiệp hội, dự thảo vẫn còn một số nội dung bất cập rất lớn, chưa phù hợp với các quy định của khu vực và quốc tế, thiếu cơ sở khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn, gây tốn kém cho DN trong khi chưa có đánh giá rõ ràng về lợi ích thu được. Đặc biệt, dự thảo lần này Ban Soạn thảo đã bổ sung thêm một số nội dung mới có phạm vi điều chỉnh rất lớn nhưng lại vô cùng bất hợp lý, không có trong các bản dự thảo trước đó và chưa được lấy ý kiến của cộng đồng DN.
 

Theo các hiệp hội doanh nghiệp, quy định ghi nhãn dinh dưỡng với thực phẩm còn nhiều bất cập.
 
Với khoản 2, Điều 2 của dự thảo, 5 hiệp hội đề nghị xem xét điều chỉnh thay cụm từ “cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ” thành “cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ”, để thống nhất với từ ngữ được sử dụng tại Điều 22 Luật An toàn thưc phẩm. Đồng thời, đề nghị bổ sung thêm mục đối tượng loại trừ tại khoản 2 Điều 2 cho thực phẩm có diện tích bao gói <25cm2.
 
Các hiệp hội đề nghị xem xét bỏ toàn bộ nội dung định nghĩa quy định về “đồ uống có đường” tại khoản 8 Điều 3 vừa được Ban Soạn thảo bổ sung mới vào dự thảo.
 
Lý do là định nghĩa mới về “đồ uống có đường” trong dự thảo là bất hợp lý, không phù hợp với quốc tế, không có trong các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, không có cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
 
Về khoản 2, khoản 4, khoản 5, Điều 5 của dự thảo, các hiệp hội đề nghị xem xét bỏ các điểm mới sửa đổi nhưng bất hợp lý trong khoản 2 Điều 5 so với dự thảo lần 2 và bỏ toàn bộ các nội dung mới bổ sung tại khoản 4, khoản 5 Điều 5.
 
Lý do là so với dự thảo lần 2 (tháng 1/2023) đã được lấy ý kiến góp ý, dự thảo này sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 5 từ “nước giải khát” thành “đồ uống có đường, thực phẩm có thành phần carbohydrat” và bổ sung thêm các khoản 4 và khoản 5 như dự thảo đều rất bất hợp lý, sẽ rất tốn kém cho các DN, khó thực thi và không có cơ sở khoa học và pháp lý, cũng như chưa đánh giá tác động và lấy ý kiến cộng đồng DN.
 
Định nghĩa “đồ uống có đường” như phân tích ở trên là rất mập mờ, thiếu rõ ràng, không phù hợp với quốc tế, không có cơ sở pháp lý và không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
 
Tương tự, “thực phẩm có thành phần carbohydrat” sẽ bao trùm đại đa số các loại thực phẩm, do thực phẩm hầu hết đều chứa cả 3 đại dưỡng chất là đạm, chất béo, carbohydrat. Việc đưa khái niệm này vào sẽ đối nghịch lại ngay khoản 1 của Điều 5, vừa phản khoa học, gây mâu thuẫn trong chính văn bản.
 
Khoản 4 và khoản 5 bổ sung mới yêu cầu đối với “sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, thực phẩm dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi" ghi thêm chỉ tiêu “đường tổng số, chất béo bão hòa” và ghi thông tin “cảnh báo đối với sản phẩm có chứa nhiều đường, nhiều muối”.
 
Các hiệp hội cũng không đồng ý với 2 khoản mới này, vì cho rằng khi dự thảo đã gần hoàn thiện, tuyệt đối không nên đưa thêm những yêu cầu mới như “sản phẩm dinh dưỡng”, "thực phẩm dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi", “thực phẩm bổ sung”... mà chưa có cơ sở khoa học rõ ràng và chưa được lấy ý kiến của các đối tượng bị ảnh hưởng, để tuân thủ đúng quy trình xây dựng văn bản pháp luật.
 
Liên quan tới phụ lục I của dự thảo, các hiệp hội đề nghị giữ nguyên giá trị dinh dưỡng tham chiếu của Protein là 50g như dự thảo lần 2 đã được Ban Soạn thảo tiếp thu từ ý kiến góp ý của các hiệp hội và điều chỉnh giá trị dinh dưỡng tham chiếu của đường tổng số từ 50g lên 90g.
 
Với phụ lục II của dự thảo, các hiệp hội đề nghị bổ sung thêm cho phụ lục này các nội dung sau để thuận lợi cho việc thi hành, không gây khó khăn không cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
 
5 hiệp hội mong được các bộ liên quan xem xét và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các hiệp hội để thông tư có tính khả thi cao, hội nhập với quốc tế và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN chế biến thực phẩm.


Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...