Phó Thủ tướng gửi thông điệp tới Khóa họp lần thứ 77 của UNESCAP

Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gửi thông điệp ghi hình tới Kỳ họp lần thứ 77 của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) theo lời mời của ông ASAlisjahbana, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành Uỷ ban Kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP)

457 views Link gốc
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi thông điệp tới kì họp lần thứ 77 của UNESCAP.
(Hình ảnh). Nguồn:Thông tấn xã Việt Nam

 

Phát biểu ý kiến, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, trong năm qua, nhờ nỗ lực của cả nước và sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam về cơ bản đã kiểm soát được đại dịch, thực hiện được “Mục tiêu kép” vừa bảo đảm an ninh, an toàn xã hội vừa tăng trưởng và phục hồi kinh tế. Việt Nam cũng điều chỉnh các chính sách trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang mô hình dựa trên công nghệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng để duy trì sản xuất và phục hồi nhanh chóng sau đại dịch theo hướng phát triển bền vững.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam theo đuổi các sáng kiến quan trọng trong ASEAN nhằm nỗ lực hơn nữa chống lại đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, tích cực tham gia vào việc tăng cường trong khuôn khổ hợp tác Mekong và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

“Ở khu vực, với vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên ASEAN khác và các đối tác để tiến tới việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Quan hệ đối tác này thể hiện quyết tâm của các nước trong việc tiếp tục hợp tác và hội nhập khu vực tạo động lực cho sự phục hồi kinh tế khu vực."

Phó Thủ tướng cho rằng, Liên hợp quốc cần tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong hợp tác và điều phối chính sách nhằm thực hiện hiệu quả chiến lược toàn diện đối phó với đại dịch. Trong đó, việc sử dụng vắc xin là quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế, đảm bảo công bằng, bình đẳng, và tiếp cận kịp thời với vắc xin.

Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế và kiến thức để thực hiện các chiến lược và chính sách phục hồi sau đại dịch phù hợp với bối cảnh, điều kiện của mỗi nước. 

Thùy Trang

 



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...