Ông Đoàn Ngọc Tùng: Doanh nghiệp cần được "cấp cứu để lấy lại nhịp sống”

DNVN- Với gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải cụ thể hóa chính sách hơn nữa thì doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đoàn Ngọc Tùng - Phó Chủ Tịch Câu lạc Bộ Lữ hành Unesco Hà Nội.

351 views Link gốc

-Thưa ông, trong đại dịch COVID-19, doanh nghiệp du lịch, lữ hành chịu ảnh hưởng tốn thất nặng nề nhất. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã có những chính sách kịp thời, với gói hỗ trợ 26.000 nghìn tỷ. Với tư cách là người lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo Câu lạc Bộ Du lịch Unesco Hà Nội, ông có suy nghĩ như thế nào về gói hỗ trợ lần này?

- Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành tôi cảm nhận chính sách hỗ trợ của chính phủ rất thiết thực và đúng thời điểm đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng

-Thực tế trong thời gian qua, hoạt động doanh nghiệp du lịch, lữ hành gần như đứng im, trong khi đó phải duy trì doanh nghiệp. Nhưng trong gói hỗ trợ này doanh nghiệp du lịch hình như bị lép vế?

- Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành tôi khẳng định từ khi COVID – 19 bùng phát tại Việt Nam cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ liên quan đến lữ hành đều bị ảnh hưởng nặng nề. Một số ít doanh nghiệp còn cầm cự thoi thóp để cố gắng chờ ngày du lịch phục hồi, còn phần lớn đều đã đóng cửa cho nhân viên nghỉ không lương hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Hầu như các doanh nghiệp lữ hành tiếp cận gói hỗ trợ này rất ít. Tôi đã tham khảo những bạn bè là giám đốc các doanh nghiệp thì chưa ai tiếp cận được gói hỗ trợ này.

Ông Đoàn Ngọc Tùng: Cần phải cấp cứu doanh nghiệp bằng các chính sách như vay vốn... mới mong doanh nghiệp tồn tại.

Ông Đoàn Ngọc Tùng: Cần phải cấp cứu doanh nghiệp bằng các chính sách như vay vốn... mới mong doanh nghiệp tồn tại.

 

 

 

- Thưa ông, theo Nghị quyết 68, có hiệu lực ngày 8/7 quy định hướng dẫn viên được hỗ trợ, nhưng thực tế và tình hình nói chung vẫn còn nhiều điều cần bàn, như cơ quan nào đứng ra làm việc này, hồ sơ thủ tục thế nào, nhận tiền ở đâu…?

- Theo tôi được biết, anh chị em hướng dẫn viên vẫn rất lúng túng trong việc làm thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ này. Thiết nghĩ, chính phủ nên có văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ một cách chi tiết và nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để mọi người không phải đi hỏi các nơi mà vẫn chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu, và hướng đi nào...

- Thực tế trong gần 2 năm nay, nhiều doanh nghiệp chỉ làm ăn cầm cự, sản xuất đình trệ, khách hàng không có nên dễ vướng vào nợ xấu với ngân hàng? Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Đúng là đến giờ phút này để nói những doanh nghiệp còn thoi thóp cầm cự là không thể nói đến chuyện không vướng nợ ngân hàng hoặc tín dụng. Vì vậy, hỗ trợ vay vốn với lãi suất 0% hoặc giãn nợ là liều thuốc “cải tử hoàn sinh” cho các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp đã đóng cửa, hoặc rơi vào cảnh túng thiếu khó khăn, thậm chí có những chủ doanh nghiệp khuynh gia bại sản nghĩ đến chuyện làm liều hoặc buông xuôi...Doanh nghiệp cần được cứu cho dù chỉ là hô hấp nhân tạo để lấy lại nhịp sống (giãn nợ...).

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các gói hỗ trợ trước đó nghe thông tin rồi nhưng không biết hỏi ai, hỏi cơ quan thuế thì cơ quan thuế không biết, hỏi ngân hàng ngân hàng cũng không hay…. Nói chung, biết có gói hỗ trợ đó, nhưng khi làm xong thủ tục chạy tới, chạy lui rồi nhận câu trả lời không được xét duyệt, nhiều doanh nghiệp bỏ cuộc. Nên khi nghe gói hỗ trợ 26.000 ngàn tỷ lần này, nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà. Theo đó, doanh nghiệp được vay vốn lãi suất 0% từ Ngân hàng chính sách xã hội để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất phải không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Du khách đến TP. Huế trước đợt dịch lần thứ 4 bùng phát.

Du khách đến TP. Huế trước đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát.

Tôi nghĩ, giống như gói 62.000 tỷ đồng trước đó, nếu không có bộ phận hỗ trợ, hướng dẫn thông tin và thủ tục cho doanh nghiệp thì sẽ rất khó để tiếp cận gói hỗ trợ mới này. Doanh nghiệp nghe thông tin rồi không biết hỏi ai. Thuế là đơn vị quản lý trực tiếp của đơn vị tôi nhưng cũng không biết, hỏi ngân hàng cũng không có hướng dẫn cụ thể. Tóm lại là không có đầu mối tiếp nhận thông tin và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu rất mất thời gian, không có cơ quan giải đáp. Nhiều doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu. Các chính sách, tiêu chuẩn để tiếp cận được gói hỗ trợ hơi cứng nhắc và thiếu linh hoạt nên không phù hợp với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Gói hỗ trợ mới vừa triển khai thực hiện nên tôi cũng chưa biết thế nào. Nhưng các gói hỗ trợ thời gian vừa qua, doanh nghiệp tôi gần như không tiếp cận được. Điển hình như gói cho vay để trả lương trị giá 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, được NHNN triển khai từ tháng 5/2020 nhưng gần như không có doanh nghiệp nào được vay. Sau đó, Chính phủ hạ tiêu chí xuống thì mới có vài chục doanh nghiệp tiếp cận. Theo tôi, khi xây dựng chính sách hỗ trợ mới, cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có chọn lọc, phân loại ngành, nghề để hỗ trợ có điều kiện, tiêu chí cụ thể, bảo đảm doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi. Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đang có đơn hàng sản xuất, kinh doanh tốt, có đóng góp trong phát triển kinh tế, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh không thể tiếp tục thực hiện duy trì sản xuất, phát triển kinh tế doanh nghiệp theo kế hoạch.

- Hiện tình hình hoạt động tại doanh nghiệp của ông diễn ra thế nào, sự chuẩn bị ra sao khi ngành du lịch hoạt động trở lại?

Liên tục các đoàn khảo sát các điểm đến, hình ảnh của du lịch chào đón du khách đang là mục tiêu chung của Nhà nước.

Liên tục các đoàn khảo sát các điểm đến trong những năm trước đó, hình ảnh của du lịch chào đón du khách đang là mục tiêu chung của Nhà nước.

- Hiện doanh nghiệp của tôi vẫn đang hoạt động cầm chừng, chủ yếu là huấn luyện cho nhân viên về kinh nghiệm và hoàn thiện những bộ sản phẩm được nhận định là sẽ “ hot” khi du lịch trở lại trạng thái “Bình thường mới”. Đơn vị của tôi cùng với các doanh nghiệp hội viên đang tham gia khóa đào tạo miễn phí về chuyển đổi số doanh nghiệp do CLB Lữ hành Unesco Hà Nội chủ trì và giao cho Viet Iso là đơn vị thực hiện. Chúng tôi vẫn chuẩn bị thật tốt và chờ đợi ngày du lịch trở lại bình thường mới, và chỉ sớm mong đến ngày đó.

- Xin cảm ơn ông.

 



Sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với nâng cao đời sống cán bộ, công chức

HNP - Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố tổ chức Hội nghị lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020-2025 để xem xét, đánh giá kết quả công tác Quý I, triển khai nhiệm vụ ...

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: 50 năm trưởng thành và phát triển

HNP - Sáng 28/3, tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (28/3/1973-28/3/2023). Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên ...

Áp dụng cách tính thuế GTGT mới khi chuyển nhượng bất động sản

Thông tư 13 là một trong những chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Marketing sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững

Lồng ghép giới, thực hành CSV, CSR là những xu thế marketing mới, giúp doanh nghiệp vừa nâng cao thương hiệu, tiếp cận khách hàng tốt hơn, vừa khuyến khích nhân rộng những giá trị bền vững tới ...

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Khi nào nhà sáng lập nên từ bỏ start-up của mình?

Nhiều người thành công vì đã cố gắng hết sức cho start-up của mình, nhưng cũng không ít người thành công vì biết dừng lại đúng lúc.

Đầu tư xi măng vẫn còn sức hút

Dự án xi măng công suất 10 triệu tấn của Tập đoàn Xuân Thiện là dự án mới nhất, cũng là “khủng” nhất được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư. Cùng với đó, một dự án 2,3 ...

Đẩy nhanh đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA

FTA giữa Việt Nam và khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), gồm 4 nước Iceland, Lichestein, Na Uy, và Thụy Sỹ đang được đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm đi đến ký kết.

Da giày vật vã với mục tiêu xuất khẩu 27 tỷ USD

Các ông lớn đóng góp hàng tỷ USD doanh thu xuất khẩu giày dép phải cắt giảm lao động là dấu hiệu không mấy tốt lành cho ngành da giày. Mục tiêu xuất khẩu đạt 27 tỷ USD năm 2023 của ngành này ...