Nông Cống (Thanh Hóa): Bất thường trong việc cấp sổ đỏ

Nhiều khuất tất liên quan đến việc cấp GCN QSDĐ cho gia đình ông Lê Thanh Triều – Thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống cần được làm sáng tỏ. Khi diện tích trong sổ đỏ tăng 100m2 so với giấy chuyển nhượng viết tay; hình thức và giá chuyển nhượng từ thanh toán tiền mặt với số tiền 380 triệu đồng thành cho tặng 0 đồng (không đồng); sự xác nhận đồng ý của những người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến mảnh đất được chuyển nhượng…

460 views Link gốc

Ngày 13/2/2015, ông Lê Văn Chuyển (sinh năm 1928) tại thôn Lê Xá 1, xã Minh Thọ (nay là thị trấn Nông Cống), huyện Nông Cống cùng ông Lê Thanh Triều (sinh năm 1978) lập 01 giấy chuyển nhượng đất viết tay để thỏa thuận chuyển nhượng 600 m2 đất cho ông Triều với giá 380 triệu đồng. Hình thức nhận tiền được ghi rõ là tiền mặt, trả nhiều lần chậm nhất đến ngày 31/3/2015 là trả đủ số tiền trên.

Đến ngày 18/11/2015, ông Lê Văn Chuyển và vợ là Lê Thị Mở (lúc này đã 87 tuổi) tới 1 văn phòng công chứng có địa chỉ tại thị trấn Nông Cống để làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Lê Thanh Triều và bà Lê Thị Phương Cường.

Ngày 26/11/2015, mảnh đất trên được cấp GCNQSĐ cho hộ ông Lê Thanh Triều và bà Lê Thị Phương Cường với diện tích 700m2 bao gồm: 130 m2 đất ở; 570 m2 đất trồng CHNK.

Giấy chuyển nhượng đất được xác lập song cống chứng xác thực lại với giá trị cho tặng 0 đồng

Có phản ánh cho rằng, toàn bộ quá trình từ việc lập biên bản chuyển nhượng đất viết tay đến khi mảnh đất trên được cấp sổ đỏ có nhiều dấu hiệu cần được làm rõ. Cụ thể, trong giấy chuyển nhượng viết tay giữa ông Chuyển và ông Triều có ghi rõ diện tích 600m2 bao gồm: Mặt tiền Phía Nam 10 m; Phía tây (Giáp ông Lê Ngọc Trác) 60m; Phía Bắc (Giáp ao ông Thịnh) 10m; Phía Đông (Giáp đất cũ) 60m. Thế nhưng, khi được cấp GCN QSDĐ thì diện tíc này lại tăng lên thành 700m2. Không những thế giấy chuyển nhượng đất ghi rõ số tiền chuyển nhượng là 380 triệu đồng và hình thức chuyển tiền là tiền mặt nhưng khi ra làm công chứng thì được xác lập với giá trị tặng cho 0 đồng.

Được biết năm 2003, UBND huyện Nông Cống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cấp cho Hộ ông Lê Văn Chuyển. Như vậy, căn cứ theo khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp đất được cấp cho Hộ gia đình thì phần diện tích đó thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ gia đình, do đó các thành viên có quyền sở hữu tương đương nhau đối với phần diện tích đất của gia đình. Nên trước khi làm hợp đồng công chứng phải có biên bản họp gia đình để xác lập ý kiến của các thành viên trong hộ khẩu tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất đó.

Giấy chuyển nhượng viết tay chuyển nhượng 600m2 đất nhưng sổ đỏ được cấp 700m2

Nhằm làm rõ thông tin có hay không việc cấp dư 100m2 đất và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử đất thiếu một số giấy tờ theo qui định của pháp luật, phóng viên đã trao đổi với ông Lê Hồng Tới - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Nông Cống (trước đây là Giám đốc văn phòng  Đăng ký đất đai huyện Nông Cống). Ông Tới cho biết: Huyện có nhận được phản ánh về sự việc này và hướng dẫn phóng viên sang UBND thị trấn Nông Cống để tiếp cận hồ sơ. Nhưng thật lạ, khi sang đến UBND thị trấn Nông Cống thì ông Lê Thanh Tùng - Chủ tịch UBND thị trấn (trước đây là Trưởng Phòng TN&MT huyện Nông Cống) cho biết: Phía thị trấn hiện tại không giữ hồ sơ gì liên quan đến mảnh đất này. Liên hệ lại ông Tới, phóng viên lại được ông Tới chỉ dẫn sang văn phòng Đăng ký đất đai huyện để lấy hồ sơ. Kỳ lạ thay Ông Mai Xuân Hiếu – Giám đốc văn phòng lại cho biết phía văn phòng Đăng ký đất đai của huyện chưa được bàn giao hồ sơ của việc chuyển nhượng thửa đất trên.

Có hay không việc mập mờ cấp GCN QSDĐ thửa đất trên? Vì sao ông Lê Hồng Tới – Người trực tiếp phụ trách văn phòng Đăng ký đất đai tại thời điểm đó lại lẩn tránh trong việc cho phóng viên tiếp cận hồ sơ? Hay còn điều gì khác uẩn khúc trong sự việc trên?  Đề nghị các cơ quan ban ngành, chức năng của tỉnh Thanh Hóa vào cuộc kiểm tra, xác minh làm rõ./.

                                                                                                                         Nhóm PV BBT



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...