Lối đi nào cho tiểu thương khi quay lại "bình thường mới"

Chỉ trong vòng vài tháng cao điểm của dịch Covid-19, thị trường mua bán đã có rất nhiều thay đổi trong cách thức vận hành. Những hộ kinh doanh vừa và nhỏ khi “rục rịch” trở lại cần hiểu rõ “luật chơi” để không bị bỏ lại trong cuộc đua kinh tế sau dịch.

245 views Link gốc

Bùng nổ xu hướng thanh toán không tiền mặt

Dưới sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, các hình thức thanh toán không tiền mặt như trả tiền qua thẻ ngân hàng, ví điện tử hay chuyển khoản đã trở thành xu thế tất yếu khi tham gia mua bán trên thị trường nhờ tính an toàn và tiện lợi. Trong đó, Ví điện tử nổi lên như một "ngôi sao sáng" nhờ tốc độ thanh toán nhanh chóng, nhiều ưu đãi và đa dạng cách sử dụng (Quét mã QR, Tap to Phone, chuyển khoản qua ví điện tử chỉ cần số điện thoại).

Lối đi nào cho tiểu thương khi quay lại bình thường mới - Ảnh 1.

 

Một cuộc khảo sát từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán VISA cho thấy vào năm 2020, 47% khách hàng Việt Nam chuyển sang thanh toán không tiếp xúc, 45% sử dụng thanh toán trực tuyến và 51% sở hữu cho mình tài khoản ví điện tử.

Sở hữu ví điện tử, người dùng vừa có thể trả tiền đơn hàng, vừa thanh toán được đủ loại hóa đơn điện, nước, internet,...trên cùng một ứng dụng. Chính vì thế, các ví điện tử đang thu hút cho về cho mình một lượng người dùng không nhỏ.

Hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng

Bên cạnh giá cả ổn định, hàng hóa đa dạng, khách hàng trong thời Covid còn chú trọng đến độ tiện lợi khi mua hàng, thanh toán nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trước diễn biến phức tạp của dịch.

Chị Mai (35 tuổi, Quận 4, TP.HCM) chia sẻ: "Giờ cứ chỗ nào giá tốt, chất lượng mà hình thức giao hàng và thanh toán đảm bảo thì chị chọn. Chị chuyển qua dùng ví điện tử SmartPay từ đầu năm. Nguyên mấy tháng vừa rồi chị đâu phải rút tiền mặt đâu. Đi siêu thị thì quét mã QR thanh toán, gần đây còn Tap To Phone để thanh toán được luôn. Mua bên ngoài thì chuyển khoản qua ví, không mất phí dù có đơn chỉ vài chục nghìn. Tiện phết!"

Tiểu thương gặp "khó"

Phương thức bán hàng và thanh toán truyền thống chỉ sử dụng tiền mặt đem đến khá nhiều bất cập cho cộng đồng những nhà bán hàng vừa và nhỏ. Tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt tăng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khiến nhiều khách hàng dè dặt khi sử dụng. Không những thế, hạn chế phương thức thanh toán cũng đồng nghĩa với việc tiểu thương đang tự thu hẹp tệp khách hàng của mình, đặc biệt là tệp khách hàng trẻ ưa chuộng những hình thức thanh toán không tiền mặt hiện đại.

Lối đi nào cho tiểu thương khi quay lại bình thường mới - Ảnh 2.

Gỡ rối cho nhà bán hàng

Trong bối cảnh sống chung với dịch, dù cả nước đang từng bước quay trở lại với nếp sống thường ngày nhưng việc hạn chế tiếp xúc vẫn rất cần thiết. Cộng thêm việc người dân đã quen với thanh toán không tiền mặt khiến cho việc các nhà bán hàng mở rộng thêm phương thức thanh toán là ưu tiên hàng đầu.

Lối đi nào cho tiểu thương khi quay lại bình thường mới - Ảnh 3.

 

Đồng hành cùng tiểu thương, ví điện tử SmartPay ra mắt công nghệ Chạm - Thanh toán – chấp nhận thanh toán không tiếp xúc thông qua điện thoại di động. Tính năng này cho phép Nhà bán hàng vừa và nhỏ trong mạng lưới SmartPay sử dụng điện thoại thông minh như một thiết bị POS để nhận thanh toán không tiếp xúc từ điện thoại di động của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Khác với thanh toán tiền mặt, sử dụng tính năng Chạm - Thanh toán giúp giảm tiếp xúc trực tiếp, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus. Đồng thời, các bước đổi tiền, trả lại tiền thừa sẽ được lược bỏ, không cần lắp đặt các thiết bị phần cứng, đường truyền phức tạp, lại chẳng phải lưu trữ tiền mặt số lượng lớn. Chạm - Thanh Toán còn là cầu nối tiểu thương với đối tượng khách hàng trẻ, ưa thích công nghệ, giúp nhà bán hàng bứt phá doanh thu trong bối cảnh Việt Nam đang dần tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.

Lối đi nào cho tiểu thương khi quay lại bình thường mới - Ảnh 4.

 

Chia sẻ về lý do ra mắt tiện ích này, ông Marek Eugene Forysiak - Chủ tịch SmartNet cho biết: Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp các nhà bán hàng vừa, nhỏ và tiểu thương nhanh chóng trở lại sản xuất kinh doanh dễ dàng ngay sau khi kết thúc giãn cách. Thanh toán 1 chạm - là giải pháp công nghệ thanh toán được SmartPay phát triển và phục vụ cho phân khúc nhà bán hàng vừa nhỏ đầu tiên tại thị trường Việt Nam, không chỉ giúp phát triển nền kinh tế "không tiền mặt" mà còn góp phần hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid19 tại Việt Nam.

Hiện tại, tính năng Chạm - Thanh toán trên ứng dụng SmartPay đã áp dụng đối với các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android có hỗ trợ công nghệ kết nối không dây tầm ngắn NFC và trong tương lai sẽ được mở rộng thêm đối với hệ điều hành IOS.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.