Khi những đối thủ cạnh tranh bắt tay nhau

Các đối thủ cạnh tranh có thể cùng hợp tác để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hướng đến bảo vệ những giá trị chung và duy trì lợi nhuận lâu dài.

698 views Link gốc

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Nhiều cặp “đối thủ truyền kiếp” đã ra đời như Coca Cola – Pepsi; Samsung – Apple hay Nestlé với Friesland Campina, lấy chính sự cạnh tranh để không ngừng cải thiện sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.

Những đối thủ cạnh tranh hầu như không có mối quan hệ hợp tác, dù có thể cùng lựa chọn một số nhà cung ứng. Tuy nhiên, thế giới ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày nay không chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà còn phải thực hiện những trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Những thách thức mang tính toàn cầu như khủng hoảng rác thải khó có thể được giải quyết bởi nguồn lực của một doanh nghiệp hay tổ chức, đòi hỏi các đối thủ cạnh tranh phải bắt tay với nhau, làm việc cùng nhau để tạo ra những thay đổi, bảo vệ hành tinh và cũng là bảo vệ lợi nhuận lâu dài.

Chung tay giải quyết khủng hoảng rác thải bao bì

Trên thị trường khó có thể tìm thấy hai loại bao bì giống nhau hoàn toàn. Sự đa dạng về chất liệu, màu sắc, hình dáng thiết kế khiến cho bao bì khó có thể được phân loại, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý nhất.

Tại Việt Nam, phần lớn chất thải bao bì không được xử lý phù hợp, kết thúc vòng đời tại những bãi chôn lấp hay tệ hơn là trôi nổi ở đại dương.

Ông Hoàng Trung Sơn, Tổng giám đốc Công ty giấy Đồng Tiến, từ thực tiễn công tác trong lĩnh vực tái chế bao bì giấy đựng đồ uống đã nhận xét, chính sự phức tạp trong phân loại, xử lý làm phát sinh chi phí lớn là nguyên nhân nhiều doanh nghiệp, đơn vị tái chế phải “từ bỏ cuộc chơi”.

Giải pháp cho vấn đề xử lý, tái chế bao bì, theo ông Mo Chatterji, chuyên gia kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nằm ở việc chuẩn hóa về thiết kế bao bì sản phẩm.

Cụ thể, ông Chatteji nhận xét, bao bì nếu được sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn chung giúp người tiêu dùng cũng như các đơn vị tái chế dễ dàng phân loại một cách phù hợp. Nguồn nguyên vật liệu thứ cấp sản xuất bởi bao bì được chuẩn hóa cũng đạt chất lượng cao hơn, tạo ra sản phẩm tái chế đạt chất lượng. Qua đó, tỷ lệ rác thải bao bì được thu gom và xử lý đúng cách được nâng cao.

Tạo ra một tiêu chuẩn chung cho bao bì chính là tiền đề cho cái bắt tay của những đối thủ cạnh tranh. Sự hợp tác giữa những “ông lớn” trong ngành giúp tăng cao thị phần chấp nhận tiêu chuẩn chung, qua đó, đặt tiêu chuẩn chung này trở thành điều bắt buộc.

Bên cạnh đó, sự hợp tác, liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh cũng tạo ra cơ chế tập trung nguồn lực để thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Dựa theo kinh nghiệm quốc tế, một trong những mô hình EPR hiệu quả nhất là thành lập những tổ chức thực thi EPR theo từng lĩnh vực.

Theo Chatteji, mô hình thành lập tổ chức thực thi EPR cho mỗi ngành đem lại hiệu quả hơn so với mô hình tổ chức thực thi EPR do chính phủ quản lý bởi doanh nghiệp chính là người có sự hiểu biết sâu sắc nhất về thị trường, người tiêu dùng cũng như những yêu cầu cần thiết cho tiêu chuẩn bao bì.

Từ những lý do này, tại nhiều nơi trên toàn thế giới, nhiều đối thủ cạnh tranh đã bắt tay nhau cùng thực hiện những sáng kiến hạn chế rác thải và thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, dưới sự giúp đỡ của các tổ chức như WEF, Quỹ Ellen Macathur…

Năm 2019, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) được thành lập, dựa trên cái bắt tay của những đối thủ cạnh tranh như Pepsico – Coca Cola; TH Truemilk – Nuti Food…

Hiện tại, PRO Việt Nam bao gồm 19 thành viên, là các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Với thông điệp “Vì một Việt Nam Xanh – Sạch – Đẹp", PRO Việt Nam chính là minh chứng về sự hợp tác của những doanh nghiệp hàng đầu để bảo vệ những giá trị chung của đất nước cũng như hành tinh.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...