Giá nhiên liệu đầu năm 2022 tăng đột biến, EVN thực hiện hàng loạt giải pháp giảm lỗ

Nếu giá nhiên liệu vẫn như đầu năm và vận hành hệ thống đúng kế hoạch Bộ Công thương phê duyệt thì năm 2022, EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng với hoạt động sản xuất kinh doanh.

107 views Link gốc

Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liêu tăng cao dẫn đến nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn về năng lượng. Mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng trưởng cao và đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, kinh tế đã hồi phục và phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu điện tăng trưởng 8,6% so cùng kỳ năm 2021. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng điện đã đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tăng trưởng ngành công nghiệp và đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Từ đầu năm 2022, do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với mục tiêu giảm bớt tối đa có thể những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, EVN đã đề ra và quyết liệt thực hiện các giải pháp quản trị trong toàn tập đoàn.

Đó là quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí, tối ưu hoá dòng tiền, thu cổ tức của các doanh nghiệp mà EVN có vốn góp.

Cụ thế, EVN đã tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho CBCNV bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...

EVN cũng đã vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện có chi phí thấp; điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung.

Theo tính toán, nhờ những nỗ lực này mà EVN đã giảm được số lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng, đồng thời tác động làm giảm chi phí sản xuất của EVN. Ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 và chỉ bằng 92,8% so với năm 2021.

Tuy nhiên do các loại nhiên liệu có sự tăng giá quá lớn nên dù EVN đã nỗ lực, cố gắng vẫn không thể bù đắp được mức gia tăng chi phí đầu vào cho sản xuất điện.

Kết quả, sau 10 tháng đầu năm, sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ - EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng và ước tính cả năm 2022 có thể lỗ khoảng 31.360 tỷ đồng.

Tình hình tài chính này sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế.

Chí phí sản xuất điện tăng sẽ khiến không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.
Chí phí sản xuất điện tăng cao trong khi giá điện vẫn đứng im 3 năm nay sẽ khiến EVN đối mặt với thua lỗ lớn, dẫn tới không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến đảm bảo cung cấp điện.

Trước hết là khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.

Tiếp đó là việc trong vài năm gân đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức từ 10-30% và khi việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm để tiết kiệm chi phí sẽ gây ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới.

Việc mất cân đối tài chính cũng khiến cho việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện gặp khó khăn.

Trong khi đó, theo các dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021. Nếu điều này diễn ra, EVN sẽ tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính.

Ở thời điểm này, EVN đang tiến hành xây dựng kế hoạch vận hành cho năm 2023 và phải đối mặt với thách thức giá nhiên liệu (than, dầu, khí) trên thế giới vẫn đang ở mức cao theo các nguồn dự báo. Cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ giữa VND và USD liên tục tăng trong thời gian qua. Đồng thời, tỷ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ (như thủy điện) có xu hướng giảm, trong khi các nguồn điện có giá bán cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Trong tình hình thực tế này, rất đáng ghi nhận việc EVN vẫn đang gồng mình, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Chính phủ giao trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.