Đổi mới sáng tạo mở: Mảnh ghép còn thiếu đến từ cơ chế

Dù nhận được sự quan tâm lớn từ toàn bộ máy chính trị nhưng hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn đang loay hoay với những vướng mắc đến từ việc thiếu cơ chế, thiếu hành lang pháp lý.

153 views Link gốc

TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ kể lại, khi thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa (BK Fund), Hiệu trưởng Đại học Bách khoa có trăn trở “quỹ mang tên trường mà trường chẳng góp nổi 1 đồng”, bởi hoạt động thu chi của trường đều có quy định riêng, trong đó không có điều nào cho phép trường được góp tiền vào quỹ đầu tư.

Khi đó, ông Quân, trên cương vị là Chủ tịch Mạng lưới cựu sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã phải vận động các nhà đầu tư của quỹ, cũng là các cựu sinh viên rằng “coi như chúng ta là người của nhà trường”.

May mắn, ý kiến đó được chấp thuận. Tuy nhiên, câu chuyện tương tự là rào cản để các trường đại học thành lập quỹ đầu tư cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong khi các trường chính là bệ đỡ ban đầu vững chắc nhất cho các ý tưởng khoa học.

Đây là một trong những vướng mắc đang cản trở hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Theo ông Quân, dù là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tuy nhiên hầu như chưa có văn bản pháp lý nào quy định chi tiết về khái niệm đầu tư mạo hiểm, mà mới chỉ được đề cập tới một cách vắn tắt.

Một yếu tố khác là cơ chế “hộp cát” (sandbox), được hiểu là những khung chính sách, pháp lý riêng để tiến hành thử nghiệm những ý tưởng đổi mới sáng tạo. Đây cũng là yếu tố cần thiết để chứng minh tính hiệu quả của các ý tưởng nghiên cứu nhưng Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể.

“Sandbox giúp người ta thử nghiệm các khả năng, sai thì xóa đi làm lại. Ở các nước, cơ chế sandbox giúp bảo vệ nhà nghiên cứu, khởi nghiệp tránh khỏi vòng lao lý nếu huy động vốn đầu tư xã hội hoặc ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam không có cơ chế này, muốn thử nghiệm chỉ có tự bỏ tiền túi”, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ nhận xét.

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp với blockchain

Thiếu sót cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo còn đến từ việc Nhà nước chưa tạo ra các định chế trung gian hỗ trợ đổi mới sáng tạo như các tổ chức dịch vụ; định giá; đo lường sở hữu trí tuệ…

Trong đó đặc biệt phải kể đến sở hữu trí tuệ, cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ công trình nghiên cứu. Theo ông Quân, ở Việt Nam số lượng chuyên gia giám định sở hữu trí tuệ được cấp thẻ giám định viên “chỉ đếm trên đầu ngón tay” và “chủ yếu tập trung ở Bộ Khoa học và công nghệ”.

Thiếu chuyên viên giám định, nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ kéo dài đến 5, 7 năm hoặc lâu hơn nữa mà không thể xử được. Rốt cục, chẳng có bên nào thắng, bên nào thua, chỉ có sự mệt mỏi của các bên liên quan và sự trì trệ trong việc thương mại hóa sản phẩm trí tuệ.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, ông Đoàn Đạt Ninh, Giám đốc khối công nghiệp hỗ trợ, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco), chỉ ra một điểm nghẽn là các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ ở trường đại học chưa gắn liền với thực tiễn và vẫn còn thiếu tính sáng tạo.

Điều này là thách thức lớn đối với Thaco khi thực hiện liên kết với các trường đại học không chỉ về nhân lực mà còn tìm kiếm giải pháp, sáng chế phục vụ chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của công ty.

Mặt khác, yếu tố này khiến mối liên kết nhà trường và doanh nghiệp vẫn chưa thực sự sâu sắc, chỉ dừng ở mức cung ứng và đào tạo nhân sự, trong khi doanh nghiệp là kênh rất tốt để trường đại học thương mại hóa sản phẩm trí tuệ.

Theo ông Ninh, cần có cơ chế gắn kết hơn nữa để sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính thực tiễn cao.

Đồng quan điểm với ông Ninh, TS. Vũ Thị Bích Hậu, Phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP. Đà Nẵng, nhìn nhận, cần phải có cơ chế gắn kết bởi “các nhà khoa học không thể đi xem tập đoàn cần gì, các tập đoàn cũng không thể biết nhà khoa học đang ở đâu”. 



Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.