Doanh nghiệp thiếu gì cho chiến lược kinh tế tuần hoàn?

Nghiên cứu mới đây của công ty DNV và Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD) cho thấy kinh tế tuần hoàn đang trở thành chương trình nghị sự của nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang mô hình này vẫn đang bộc lộ nhiều thiếu sót.

252 views Link gốc

Mô hình sản xuất và tiêu dùng truyền thống, còn được gọi là kinh tế tuyến tính đang dần trở nên lỗi thời và bộc lộ nhiều mặt trái. Trong bối cảnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn được khuyến khích với kỳ vọng tạo ra “vòng lặp vô hạn” cho vật chất, tạo ra lợi ích bền vững cho cả kinh tế, xã hội và môi trường.

Đối với các doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi sang mô hình sản xuất và kinh doanh tuần hoàn dường như đang trở thành điều tất yếu. Công ty nghiên cứu DNV nhận định, quá trình chuyển đổi sang mô hình tuần hoàn của các doanh nghiệp có sự thúc đẩy của những động lực của bên trong lẫn bên ngoài.

Trong đó, động lực bên trong là những lợi ích doanh nghiệp có thể đạt được, bao gồm tối ưu chi phí, xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững và thân thiện với môi trường… Động lực bên ngoài là những quy định, chính sách của nhà nước cũng như các tiêu chuẩn thị trường đang ngày càng yêu cầu cao.

Các tập đoàn, công ty lớn cũng đang có xu hướng liên kết với nhau để tạo ra những liên minh thúc đẩy mô hình tuần hoàn, mô hình bền vững, có thể kể đến như Quỹ Ellen Mc Athur, Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD). Ở Việt Nam cũng có một số tổ chức như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), chương trình Việt Nam Tái chế…

Khoảng trống trong kinh tế tuần hoàn

Khảo sát của DNV tiến hành với gần 800 doanh nghiệp trên thế giới cho thấy, gần 60% doanh nghiệp cho biết động lực lớn nhất để chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn là tiết giảm chi phí sản xuất.

Chính từ động lực này, các phương án của doanh nghiệp chủ yếu tập trung và đổi mới về quy trình và sản phẩm. Cụ thể, gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang cải tiến để kéo dài vòng đời của sản phẩm; hơn 30% doanh nghiệp xây dựng quy trình thu hồi tài nguyên.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng chỉ ra, các doanh nghiệp dường như chưa dành nhiều sự quan tâm cho những động lực bên ngoài. Theo đó, dưới 40% doanh nghiệp coi xây dựng hình ảnh thương hiệu là động lực cho kinh tế tuần hoàn và dưới 30% doanh nghiệp cho rằng kinh tế tuần hoàn giúp ích cho việc giữ chân khách hàng.

Đây cũng chính là lý do doanh nghiệp ít chú trọng hơn tới phương pháp thay đổi mô hình kinh doanh. Chỉ có khoảng 17,6% doanh nghiệp lựa chọn phương án cung cấp dịch vụ (ví dụ như cho thuê sản phẩm trọn đời thay vì bán sản phẩm) và 12,5% áp dụng nền tảng chia sẻ.

“Những phương án đổi mới về quy trình và sản phẩm có thể sẽ mang lại kết quả ngay, tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào các phương án này, quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn sẽ bị chậm đi đáng kể”, DNV nhận xét.

Bên cạnh đó, một giải pháp có thể đem lại hiệu quả cao nhưng chưa được doanh nghiệp chú trọng khai thác là ứng dụng nền tảng kỹ thuật số để kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn mang tính bền vững. Theo PRO Việt Nam, người tiêu dùng là mắt xích quan trọng và tiên quyết để xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Những chỉ số đo lường hiệu quả và quản lý rủi ro của quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cũng là yếu tố còn bị xem nhẹ. Chỉ có chưa đến 1/4 doanh nghiệp xác định mức độ tuần hoàn ban đầu trước khi thực hiện các sáng kiến và 26,7% đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.

“Người tiêu dùng ngày càng có những yêu cầu cao về tính bền vững của doanh nghiệp, không chỉ là những lời kêu gọi mà phải minh bạch, dựa trên cơ sở cụ thể”, ông Luca Crisciotti, Giám đốc điều hành về chuỗi cung ứng tại DNV lý giải sự thiếu hụt về đo lường hiệu quả có thể cản trở doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.