Doanh nghiệp ‘khát’ lao động sau mở cửa

Trong khi doanh nghiệp chưa kịp vui mừng khi các hoạt động sản xuất, dịch vụ trở lại trạng thái bình thường, tình trạng thiếu hụt lao động đã ập đến và tiếp tục kéo dài.

229 views Link gốc

Với chiến lược thích ứng an toàn với Covid-19, nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu lạc quan, kéo theo đó là thị trường tuyển dụng sôi động ngay từ những tháng đầu năm. Dữ liệu từ Adecco Việt Nam mới đây cho thấy trong quý I/2022, số lượng yêu cầu tuyển dụng khá tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, số người chủ động tìm việc và ứng viên giảm khoảng 20%.

Theo ông Nguyễn Hoàng Thanh Chương, Phó giám đốc bộ phận tuyển dụng Adecco TP.HCM, nguyên nhân là bởi đa số nhân sự có kinh nghiệm nhận thấy bản thân có chỗ đứng tốt và quyết định ở lại công ty hiện tại, trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi với nhiều triển vọng phía trước.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm nhân tài để thúc đẩy kinh doanh, đặc biệt trong sản xuất và dịch vụ. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động đáng chú ý trong các lĩnh vực này.

Sẽ có gói hỗ trợ lao động quay lại thành phố làm việc

Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc văn phòng Adecco Hà Nội, cho biết thêm, các lĩnh vực sử dụng số lượng lớn lao động như may mặc, điện tử, chế biến thực phẩm, da giày có nhu cầu tuyển dụng cấp thiết, khi đơn hàng tăng vọt sau Tết nhưng tình trạng thiếu lao động vẫn tiếp diễn.

Nguyên nhân là bởi một bộ phận người lao động ở lại quê nhà vì đã tìm được kế sinh nhai khác. Họ cũng lo sợ về nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh và một đợt bùng phát khác, đặc biệt là những người phải chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người thân lớn tuổi.

Thêm vào đó, chi phí sinh hoạt cao cùng với mức lương chưa tương xứng cũng khiến người lao động ngần ngại trong việc quay trở lại các vùng đô thị, bà Hà phân tích.

Tại hội nghị bàn các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động ở các địa phương, ngành do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đầu tháng trước, nhiều doanh nghiệp cho biết có tình trạng thiếu hụt lao động về lâu dài.

Theo ông Lê Nhật Trường, chủ tịch công đoàn Công ty Pousung Đồng Nai, nhà máy thiếu khoảng 6.000 lao động, do công nhân đi hết công ty này tới công ty khác, bị tác động bởi những thông tin tiêu cực. Trong khi đó, một số lao động trẻ bị "ngợp" trước môi trường công nghiệp đòi hỏi kỷ luật cao, giờ làm việc cố định nên có xu hướng nghỉ việc.

Nhiều công nhân cũng rất kén chọn việc, như công nhân may thì khó tuyển lao động nam trong khi lao động nữ khi vào thấy công việc độc hại, nặng nhọc thì không muốn nhận, mà chỉ muốn công việc thủ công, đơn giản.

Ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết người lao động có trở lại TP.HCM nhưng lựa chọn đã khác, chủ yếu ngành nghề lao động tự do vì có thể vừa làm việc, vừa kiếm tiền ngay trong ngày, lại giải quyết nhu cầu đưa đón con, công việc gia đình mà không bị ràng buộc thời gian.

Các nhà máy đang cố gắng thu hút người lao động bằng nhiều cách trong bối cảnh thiếu hụt nhân công hiện nay, từ việc trả tiền thưởng khi ký kết và thưởng khi giới thiệu người quen, đến việc hợp tác với các đơn vị tuyển dụng hoặc trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phương.

Mở cửa rồi, du lịch làm gì tiếp theo?

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, du lịch – một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 – cũng đang tuyển dụng với quy mô lớn khi ghi nhận sự thiếu hụt nhân sự cùng với kỹ năng sa sút sau một thời gian dài “ngủ đông”.

Năm 2021, số lao động làm việc toàn thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, số còn lại đã phải thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc tạm thời hoặc làm việc cầm chừng. Nhiều nhân sự chuyên môn đã rời đi trong hai năm qua và hiện không muốn quay lại do lo ngại về những bất ổn do dịch gây ra.

Tại hội thảo về vấn đề nhân sự trong ngành du lịch bên lề Hội chợ du lịch quốc tế VITM đầu tháng này, ông Nguyễn Hồng Hải, đại diện chủ đầu tư De L’Opera Hà Nội, cho biết khách sạn này hiện chỉ có hơn 100 người, thiếu hơn 60 người so với trước đại dịch.

Thời gian qua lượng khách vắng, nhân sự thiếu việc làm, thu nhập giảm. Trước Covid-19, thu nhập bình quân của nhân lực tại đây đạt 100% lương hợp đồng lao động cộng phí dịch vụ, còn hiện tại, mức thu nhập này chỉ đạt 35 – 45%.

Theo ông, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tuyển dụng như nhân sự đã chuyển nghề, không trở lại, nhân sự cũ hao mòn về tác phong phục vụ, cùng với sự cạnh tranh gia tăng khi hàng loạt doanh nghiệp trong ngành đồng loạt tuyển dụng.

Các công ty du lịch – nhà hàng – khách sạn đang gấp rút tuyển dụng và đào tạo nhân viên để tái khởi động. Bên cạnh các quy định về an toàn, trải nghiệm trực tuyến cũng đang trở thành tiêu chuẩn trong bình thường mới.

Vì vậy, bên cạnh các vị trí truyền thống, các vị trí am hiểu công nghệ đang được săn đón để đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất khi đặt phòng, làm thủ tục hoặc tương tác trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp vừa tuyển dụng và đào tạo lại các nhân sự cũ, vừa tìm kiếm sinh viên mới tốt nghiệp để san sẻ công việc.

Những nhân sự được săn lùng năm 2022

Ngoài ra, trong ba tháng đầu năm, các nhà tuyển dụng trong các lĩnh vực fintech, bán lẻ và tiêu dùng cũng tăng cường tuyển dụng, chủ yếu các vị trí về bán hàng và tiếp thị, sản phẩm và công nghệ, và kỹ thuật.

Ông Chương cho biết thêm, xu hướng tuyển dụng gần đây cho thấy fintech cùng với ngành logistics và sản xuất đang đi lên tại Việt Nam.

Do đó, tâm điểm hiện đang tập trung vào các vai trò thiên về công nghệ như quản lý sản phẩm (product manager), phân tích kinh doanh (business analyst) hoặc phát triển phần mềm (software developer), cũng như các vai trò quản lý chất lượng (strategic quality), nguồn cung ứng (sourcing) và kỹ thuật (engineering).

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics, nhu cầu tuyển dụng đối với các vị trí đầu tư, bán hàng và phát triển thị trường mới sẽ tăng lên.

Nhân sự nào được săn đón trong bình thường mới?


Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...