Doanh nghiệp đánh giá cao thành phố Hà Nội luôn đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn

HNP - Tại hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19”, được tổ chức sáng 6/11, đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp kiến nghị Thành phố tiếp tục hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, mặt bằng sản xuất...

261 views Link gốc

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Tiếp tục có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội khẳng định: Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của Chính phủ và Thành phố trong giai đoạn dịch bệnh. Song, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, Thành phố tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Cụ thể, chủ động tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp; khảo sát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đề xuất của doanh; triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp theo từng lĩnh vực; nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp giãn, hoãn, giảm thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cho phép chậm nộp các loại thuế cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Cùng với đó, tăng cường xúc tiến thương mại, hội chợ ảo trên nền tảng trực tuyến, có giải pháp mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, kết nối bên mua bên bán, đẩy mạnh xuất khẩu; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm các chi phí mặt hhàng thiết yếu…
Với tinh thần và hành động, Thành phố đồng hành cùng doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố mong muốn tại hội nghị, lãnh đạo Thành phố sẽ cam kết và đưa ra thông điệp mạnh mẽ để cùng người dân, doanh nghiệp đoàn kết chung sức xây dựng phát triển TP Hà Nội những tháng cuối năm 2021 và năm 2022 bứt phá. Từ đó, dẫn đầu của cả nước về cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội, ấm no cho người dân, các gia đình chính sách.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực (CNCL) TP Hà Nội cho biết, các sản phẩm CNCL là một trong các lĩnh vực trọng yếu của Kinh tế Thủ đô. Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNCL đạt doanh thu gần 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD; với 80.000 lao động. Năm 2021, 77 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNCL của Hà Nội đã nộp thuế 8.000 tỷ đồng.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ông Lê Vĩnh Sơn kiến nghị Thành phố cần nhanh chóng có ngay các giải pháp cụ thể hoá Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”. Đồng thời, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm và nâng tỷ lệ bao phủ vắc xin đối với các doanh nghiệp; có các hướng dẫn cụ thể hơn về y tế tại chỗ, nhất là hướng dẫn cách ly y tế khi phát hiện có các ca F0, F1, tránh tình trạng bị đóng cửa toàn bộ nhà máy…
Bên cạnh đó, thu xếp, bố trí nguồn lực để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất thông qua các chính sách tài chính, tài khóa như việc miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, giãn nợ, xóa nợ, cơ cấu lại nguồn vay, giãn nộp tiền BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn, rút ngắn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu xuống 15 năm, tiến tới xuống 10 năm… 
Thành phố cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cần có những giải pháp quyết liệt hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà nước ta đã tham gia mang lại. Ngoài ra, khi xét duyệt sản phẩm công nghiệp chủ lực, cần đề cao tiêu chí về công nghệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tháo gỡ thủ tục, đẩy nhanh tiến độ khởi công các dự án

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kiến nghị Thành phố tiếp tục đẩy nhanh thủ tục giải quyết thủ tục hành chính, qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng, khởi công các dự án; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành công nghiệp kinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế Thủ đô. 
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga phát biểu tại hội nghị
Theo Chủ tịch Tập đoàn BRG, tại Việt Nam, ngành này đang chiếm 3% GDP, riêng Hà Nội chiếm 3,7% GRDP là chưa xứng với tiềm năng của Thủ đô – điểm đến hàng đầu của thế giới. Do đó, Thành phố cần đưa du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô.
Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị, Hà Nội cần có những công trình mang dấu ấn đặc trưng của Hà Nội. BRG có góp vốn để xây dựng một công trình vui chơi trong nhà Hello Kitty tại quận Tây Hồ. Dự án này 4 năm đàm phán với Tập đoàn Savio để xây dựng tại Hà Nội, Tập đoàn kiến nghị Thành ủy, UBND thành phố, các  Sở, ban, ngành Thành phố hỗ trợ dự án sớm được triển khai để phục vụ tốt nhu cầu vui chơi của trẻ em, thanh thiếu niên Thủ đô và khách du lịch. Cùng với đó, tiếp tục có các giải pháp liên quan đến thuế, phí, lãi suất ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng, giảm giá điện...

Không phong tỏa cả nhà máy khi có ca F0

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 kiến nghị để duy trì sản xuất liên tục, đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp có y tế cơ sở trong điều trị F0 để không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, không phong tỏa cả nhà máy. Bên cạnh đó, thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất cho y tế cơ sở vì thực tế y tế cơ sở đã phát huy hiệu quả trong khám chữa bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình phục hồi, chuyển đổi số, Hà Nội có chính sách đặc thù trong chuyển đổi số, phục hồi kinh tế, ưu tiên đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ…
Các doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse phản ánh hiện nay giá thành của các doanh nghiệp trong nước cao hơn của các doanh nghiệp Trung Quốc từ 15-20% do có các chi phí phát sinh, đặc biệt liên quan đến đầu tư xây dựng, ngân hàng, logistics…từ đó, ông Nguyễn Xuân Phú kiến nghị các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa các thủ tục, tập trung giải quyết dứt điểm các thủ tục còn tồn đọng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Nêu thực tế hiện Hà Nội có hơn 200 ngàn doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Hà Nội nên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ghi nhận ý kiến các doanh nghiệp để trả lời cụ thể các kiến nghị của doanh nghiệp, thuận tiện trong trao đổi thông tin 2 chiều.

Có giải pháp, kế hoạch mở cửa du lịch

Liên quan đến những kiến nghị trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Đường sắt Sông Hồng cho rằng các doanh nghiệp dịch vụ du lịch đang "đứng ngoài" chính sách hỗ trợ của Thành phố trong giai đoạn dịch Covid-19, đặc biệt là chính sách miễn giảm thuế, vay vốn, hỗ trợ chi phí thuê văn phòng… Doanh nghiệp băn khoăn về các giải pháp, kế hoạch mở cửa du lịch đón khách cũng như các giải pháp kích cầu cho ngành dịch vụ du lịch trong thời gian sắp tới.
Một trong những nhóm vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp sản xuất gặp phải là giá nguyên liệu đầu vào cao làm tăng giá thành sản xuất. Đại diện Công ty Cổ phần In Phúc Thành mong muốn Thành phố sớm đưa ra giải pháp ổn định giá, góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó, việc chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính càng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Đại diện Tập đoàn Vingroup bày tỏ hi vọng, sau Hội nghị, Thành phố sẽ có những chỉ đạo sâu sát nhằm đẩy nhanh hơn nữa trong công tác cải cách hành chính để doanh nghiệp tiếp cận các trả lời bằng văn bản, văn bản liên thông trong thời gian ngắn nhất. Cần phát động phong trào thi đua giữa các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã về nội dung này…

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã trực tiếp giải đáp một số kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 và thực hiện song song việc rà soát, sửa đổi các luật về đầu tư, kinh doanh. Tinh thần chung là tích cực và quyết liệt tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các dự án đầu tư. Thời gian tới sẽ nghiên cứu, sửa đổi một số luật cho phù hợp với thực tế; tích cực cải cách thủ tục hành chính, tích hợp một số thủ tục vào giấy phép đăng ký kinh doanh. 
Về vấn đề thuế, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ giảm thuế cho doanh nghiệp. Hiện trong quá trình thực hiện còn nhiều luật chồng chéo, Chính phủ coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tham mưu Chính phủ sửa 6 Luật, trình Quốc hội xem trong tháng 12, trong đó các doanh nghiệp xây dựng nhà ở nhưng chưa được xác định là đất ở, thì Chính phủ cho phép xác nhận nhà đầu tư, qua đó, sẽ giải quyết 82 dự án bị vướng mắc. Với chương trình chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai 3 chương trình lớn, trong đó, có hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số...
Trả lời 4 nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện nay, nếu trong các nhà máy xuất hiện F0 thì tiến hành khoanh vùng để sàng lọc, đưa F0 đi điều trị, F1 đi cách ly, sau đó khoanh vùng, phong tỏa ở phân xưởng, dây chuyền đó để phun khử khuẩn, chứ không tiến hành phong tỏa cả nhà máy. Sau 24 giờ phun khử khuẩn, các doanh nghiệp có thể đưa công nhân đã qua sàng lọc trở lại sản xuất bình thường. 
Nhấn mạnh 3 quan điểm trong Nghị quyết 128 của Chính phủ, đó là chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch; an toàn mới sản xuất và sản xuất phải an toàn; lợi ích thì hài hòa và rủi ro thì chia sẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, với vai trò hạt nhân của mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng phương án phòng, chống dịch của doanh nghiệp mình phải thực chất và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.


Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.