Chuyên gia ADB: Năm 2022, giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn

DNVN - Chia sẻ tại Diễn đàn “Phục hồi và bứt tốc: Từ chiến lược kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành và doanh nghiệp”, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho rằng kinh tế Việt Nam 2022 nhiều sức bật nhưng không ít rủi ro, trong đó, việc giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn.

225 views Link gốc

Diễn đàn “Phục hồi và bứt tốc: Từ chiến lược kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành và doanh nghiệp” do Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy phối hợp tổ chức,sáng 14/1, tại Hà Nội.

Diễn đàn “Phục hồi và bứt tốc: Từ chiến lược kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành và doanh nghiệp”


Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, kể từ tháng 9/2021 đến nay, dịch bệnh đã có xu hướng giảm ở Châu Á và độ phủ vaccine tăng lên. Đồng thời, các hoạt động kinh tế trong khu vực đã được phục hồi.
Điều may mắn là chuỗi cung ứng khu vực ít bị đứt gãy đã cho phép các nước Châu Á tận dụng được cơ hội của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, và cũng kiềm chế được sức ép lạm phát gián tiếp gây ra do thiếu nguồn cung vì sự đứt gãy của chuỗi cung ứng. Lạm phát khu vực dự báo khoảng 2,1% năm 2021 và 2,7% năm 2022.

Nhìn chung, kiểm soát dịch bệnh và độ phủ vaccine vẫn là các yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế. Với độ phủ vaccine tăng và các gia nhiễm bệnh giảm, các nước Châu Á bắt đầu mở cửa kinh tế và hoạt động kinh tế dần hồi phục lại. Tương tự khu vực, tốc độ tiêm vaccine của Việt Nam rất nhanh. Tính tới thời điểm hiện tại, độ phủ vaccine đối với người trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi đã lên tới con số 100%, nhóm đứng đầu trên thế giới.

Theo ông Cường, sự lây lan của COVID-19 và một đợt giãn cách xã hội kéo dài kể từ tháng 6 đã làm giảm sự phục hồi kinh tế. Trong đó, giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở phía Nam và ở Hà Nội cùng các khu công nghiệp lân cận vốn là những những nơi đóng góp lớn cho GDP của cả nước, đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 4,2% so với trước đó và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, chỉ số quản lý mua hàng dao động dưới 50 từ tháng 6 đến tháng 8 báo hiệu sự giảm tốc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

“Tuy nhiên, cả hai chỉ số trên đều bắt đầu hồi phục từ tháng 10/2021 cho thấy sự hồi phục của công nghiệp và đà hồi phục này dự báo sẽ tiếp tục sang đầu năm 2022. Thêm vào đó, năm 2021, thương mại tại Việt Nam cũng hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ hồi phục của thế giới. Thị trường châu Mỹ, châu Âu và Trung quốc vẫn là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu các hiệp định thương mại thế giới lớn được triển khai, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Năm 2022, có hai yếu tố cũng giúp Việt Nam bật mạnh, bao gồm: kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế năm sắp tới”, ông Cường nhận định.

Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phát biểu tại Diễn đàn.

Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm liên quan đến lạm phát, nợ xấu, thị trường lao động khôi phục chậm, môi trường kinh doanh chưa thực sự cải thiện, thị trường tài chính thế giới mất ổn định, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại...

Đáng chý ý, về dịch bệnh COVID-19, theo ông Cường, mặc dù đã mức bao phủ vaccine nhanh chóng, cách thức đối phó với dịch vẫn cần tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ cần tăng cường phối hợp giữa các địa phương, thực thi chính sách, tăng cường năng lực y tế, điều trị, bổ sung thuốc hỗ trợ điều trị (sản xuất, nhập khẩu).

Cùng với đó, về kiểm soát lạm phát, tín dụng, nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới chính là những rủi ro "đặc trưng Việt Nam" cần lưu ý. Về dài hạn, chuyển quản lý nền kinh tế dựa dựa trên cơ sở sở hữu sang kiểm soát các hành vi lạm dụng sức mạnh vị thế thị trường (market power) trong bối cảnh bắt đầu xuất hiện các biểu hiện hành vị can thiệp thị trường gần đây.

Về việc thực thi gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, theo ông Cường, các gói giải ngân từ đầu tư công đến các gói hỗ trợ đều hết sức chậm. Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 84% kế hoạch năm 2021, giảm 8,6% so với năm trước.

“Các gói an sinh xã hội giải ngân chậm và thấp. Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau (tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất), và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 – 2023”, ông Cường nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế trưởng ADB kết luận: Nhìn chung, năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, bứt phá nhưng cũng không ít rủi ro cần quan tâm. Trong đó, COVID-19 vẫn tiếp tục là mối đe doạ lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế. Cơ hội tăng trưởng quan trọng nhất là con người/lao động và cần được bảo toàn ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội quan trọng như nhau.


Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...