Chân dung những người đứng sau Geleximco tạo ra dự án trái quyết định của Thủ tướng

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án sân golf Hòa Bình – Geleximco, trái quyết định của Thủ tướng. Vậy ai là người đứng sau?

463 views Link gốc

Chân dung ông chủ Geleximco

Lâu nay, ông chủ đứng sau Tập đoàn Geleximco – doanh nhân Vũ Văn Tiền luôn được biết tới là người kín tiếng. Nhiều người gọi ông với cái tên giản dị là Tiền “còi” bởi vóc dáng gầy nhỏ của doanh nhân tỷ phú này.

Ông Tiền sinh năm 1959, tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT/Tổng giám đốc Geleximco, ông Tiền còn nắm giữ hàng loạt chức vụ khác tại đơn vị thành viên như Cty CP chứng khoán An Bình, Cty giấy An Hòa hay xi măng Thăng Long. Trước tháng 4/2018, ông Tiền còn tham gia lĩnh vực tài chính với vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABB). 

Ông Tiền tốt nghiệp hai trường đại học gồm Đại học Kỹ thuật Quân sự và Đại học Kinh tế Quốc dân. Khởi nghiệp tại Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp từ năm 1986, tới năm 1993, ông Tiền thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp (Geleximco) với nhiệm vụ chính xuất nhập khẩu sang các nước Đông Âu.

Doanh nhân Vũ Văn Tiền

Tập đoàn Geleximco tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, với vốn điều lệ ban đầu 2,5 tỉ đồng. Năm 2007, công ty chuyển đổi từ loại hình TNHH sang Công ty cổ phần và tăng số vốn điều lệ lên 1.230 tỉ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh, tính đến cuối tháng 7/2019, vốn điều lệ của tập đoàn này đã tăng lên mức 9.600 tỉ đồng.

Hiện nay, Tập đoàn Geleximco có gần 30 công ty thành viên và công ty liên kết, bao trùm nhiều lĩnh vực như: sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính - ngân hàng, thương mại - dịch vụ, đào tạo và công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao.

Là một Tập đoàn nghìn tỷ, kinh doanh đa ngành những Geleximco vẫn bị nhuốm màu bởi cách điều hành theo kiểu gia đình trị. Tham gia điều hành cùng ông Tiền còn có hàng loạt người thân tín như em ruột, em rể, vợ và em trai vợ.

Đặc biệt, dấu ấn lớn nhất thuộc về ông Vũ Văn Hậu, em trai ông Tiền. Ông Hậu đang nắm giữ vị trí Phó tổng của Geleximco.

Thông tin về vị Phó tổng là này khá ít. Ngoài việc điều hành Geleximco, ông Hậu còn được biết tới là Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. Trong một số sự kiện, ông Hậu sánh vai cùng người đứng đầu Geleximco xuất hiện trước truyền thông. Vị này được cho là cánh tay phải đắc lực của doanh nhân Vũ Văn Tiền, làm nên nhiều dự án “tên tuổi” như đã nói ở trên.

Theo một thông tin, trong năm 2021, Geleximco sẽ mở rộng địa bàn, tiến lên Tây Bắc với dự án sân golf 650 tỷ đồng tại Lào Cai. Đây là dự án sân golf 27, tọa lạc tại phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Dự án sẽ được xây dựng trên khu đất khoảng 120 ha, hiện trạng khu đất là đất hoàn nguyên của khai trường 17 mỏ apatit. Dự kiến, sân golf này sẽ được khởi công trong năm nay.

Thế nhưng, “Nổi tiếng đi kèm với tai tiếng” có lẽ là cụm từ đúng nhất dành cho Tập đoàn Geleximco ở thời điểm hiện tại.

Sau gần 2 thập kỉ, Geleximco được xem là một trong những "ông lớn" trong làng BĐS, sở hữu nhiều dự án, công trình nổi tiếng như Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Chung cư An Bình City Phạm Văn Đồng, Tổ hợp dự án Gelexia Riverside 885 Tam Trinh, Dự án chung cư An Bình Home Land, Dự án Chung cư Liberation Geleximco Giải Phóng, Khu đô thị Cái Dăm Geleximco... thế nhưng gần đây Geleximco liên tục trở thành cái tên bị réo gọi với những sai phạm không mấy tích cực. Đặc biệt trong số đó là ồn ào xung quanh sai phạm tại dự án sân golf Hòa Bình.

Nhiều sai phạm được “chỉ mặt đặt tên”

Nội dung được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Chè Việt Nam ban hành ngày 9/2/2021.

Cụ thể, UBND tỉnh Hòa Bình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án sân golf Hòa Bình – Geleximco trên diện tích 140,13ha đất trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình (đã có quyết định thu hồi 61,58ha) là chưa đúng quyết định (tháng 11/2019) của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Dự án sân golf Hòa Bình – Geleximco do Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Tập đoàn Geleximco) làm chủ đầu tư. Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy CNĐT vào tháng 12/2014, diện tích được phê duyệt 393 ha tại địa bàn xã Dân Hạ và xã Trung Minh (TP Hòa Bình). Trong đó, 263,9 ha đất quy hoạch sân golf; 59,99 ha quy hoạch nhà ở và đô thị sinh thái; 68,99 ha đất dự trữ phát triển trồng rừng và đất khác. Tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 700 tỷ đồng. Tháng 9/2019 sân golf được khai trương với tên gọi Hilltop Valley Golf Club.

Dự án sân golf Hòa Bình

Không chỉ “lộ mặt” sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, Tập đoàn Geleximco cũng từng vướng nhiều lùm xùm lừa dối khách hàng tại các dự án bất động sản khác.

Năm 2018, rất nhiều cư dân dự án An Bình City đồng loạt tố cáo chủ đầu tư là Tập đoàn Geleximco khi phát hiện có hơn 2.732 căn hộ bị thiếu diện tích thực tế so với hợp đồng từ 1,5 – 4,5 m2

Cụ thể, nhiều khách hàng cho rằng, Geleximco đã mắt nhắm, mắt mở bỏ qua những vi phạm của đơn vị thi công. Nghiêm trọng nhất là Bản vẽ thiết kế ban đầu do Cục Hoạt động Xây dựng (Bộ Xây dựng) phê duyệt với Bản vẽ thi công hoàn toàn khác nhau. Theo đó, diện tích căn B5, B6 trong Bản vẽ được Cục Hoạt động Xây dựng thẩm định năm 2015 có diện tích 84,3 m2 (BV1); Bản vẽ thi công được chủ đầu tư sửa đổi phê duyệt năm 2016 có diện tích 85,10 m2 (BV2); Tại hợp đồng mua bán (HĐMB) với khách hàng có diện tích 86,50m2; Tại Thông báo 23/2017/ABCT chủ đầu tư đo lại có diện tích 82,76 (TB23).

Sau nhiều lần đàm phán, giải thích vòng vo với khách hàng, Geleximco thừa nhận cách tính thông thuỷ sai theo Thông tư 03 của Bộ Xây dựng dẫn đến thiếu hụt diện tích các căn hộ. Nhưng dù giải thích với đủ mọi lý do, khi đo đạc thực tế, diện tích nhà của rất nhiều khách hàng vẫn bị hụt từ 0,5 - 1,2m2.

Giữa lúc cao trào bức xúc của khách hàng chưa được giải quyết, tại lễ trao Giải thưởng quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018, đại diện Tập đoàn Geleximco vẫn hiên ngang lên nhận giải hạng mục “Nhà phát triển bất động sản uy tín nhất”. Những khách hàng đang đứng trong màn hình dối trên, lừa dưới của Geleximcon thì chỉ biết lắc đầu ngao ngán “lộng giả thành chân”.

Gần đây nhất, giữa năm 2020, hàng trăm căn hộ tại dự án chung cư Geleximco 885 Tam Trinh - Gelexia riverside (Hà Nội) căng băng rôn phản đối tập đoàn này. Những tấm băng rôn đỏ chót với nhiều khẩu hiệu như “chủ đầu tư lừa đảo”, “treo đầu dê bán thịt chó”, “chủ đầu tư trả cửa lim, sồi cho cư dân”… được quây kín ban công các căn hộ.

Theo tìm hiểu, những tiện nghi kể trên khi bán hàng được chủ đầu tư cam kết, tuy nhiên khi nhận nhà, khách hàng mới ngỡ ngàng “đây chỉ là chiếc bánh vẽ”. Chiếc bánh vẽ về dự án còn được quảng bá là với vị trí bao quanh là hồ lớn, trở thành hòn ngọc giữa lòng Hà Nội, giao thông thuận tiện… Tuy nhiên, thực tế dự án năm ngay bên cạnh một bãi tha ma.

Gelexia riverside dự án thuộc Công ty CP đầu tư xây dựng và kinh doanh BĐS HTL Việt Nam là công ty con của Tập đoàn Geleximco.

PV



Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.