Bước cải "lùi" của ngựa ô Propzy?

Xét về mặt hoạt động kinh doanh, cũng như các dịch vụ mới được kỳ vọng tạo đột phá, thì Propzy dường như đang "cải lùi" và trở nên "cồng kềnh", cũng như dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

181 views Link gốc

Tham vọng của "ngựa ô" Propzy

1 tỷ USD là giá trị các giao dịch bất động sản mà startup Propzy đã thực hiện được tại Việt Nam tính đến tháng 6/2020, theo lời nhà sáng lập và CEO John Le trong một lần chia sẻ với truyền thông.

Tính tới tháng 1/2021, ngoài các giải pháp về mặt công nghệ, Propzy vận hành khoảng 30 trung tâm giao dịch bất động, với hơn 700 nhân sự. Từng có thời điểm, startup này đặt mục tiêu mở rộng lên 70 trung tâm và 1.300 nhân viên bán hàng.

Trong lĩnh vực môi giới bất động sản tại Việt Nam nói chung, số lượng 1.300 nhân viên bán hàng chưa phải là một con số ấn tượng. Quy mô này vốn chỉ tương đương với một đợt tuyển dụng lớn của các tập đoàn như Đất Xanh, CenLand...

Nhưng với một startup công nghệ - bất động sản, đây thực sự là mục tiêu tham vọng, nhất là trong bối cảnh các công ty khởi nghiệp luôn đề cao sự tinh gọn trong bộ máy nhân sự, cũng như vận hành. 

Tất nhiên, tham vọng này cần rất nhiều tiền. Điều này giải thích tại sao, Propzy đã huy động được tổng cộng số tiền 33 triệu USD thông qua 3 vòng huy động vốn, diễn ra trong vòng 5 năm, theo dữ liệu từ Crunchbase.

Giống như nhiều startup tại Việt Nam và trên thế giới, đại dịch Covid-19 ập đến buộc Propzy phải chuyển mình. Đầu tiên là việc cắt giảm khoảng 50% nhân sự trong khoảng 9 tháng trở lại đây. Gần nhất là việc giải thể Công ty TNHH dịch vụ Propzy - công ty con trực thuộc Propzy có trụ sở chính tại Singapore.

Đại diện startup cho biết, việc giải thể công ty con nhằm thống nhất thành một pháp nhân duy nhất là Công ty TNHH Propzy Việt Nam để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, thay vì tin đồn đóng cửa trên mạng xã hội.

Bước cải
Mô hình "FIRE-Tech" với 4 mảng kinh doanh chính được Propzy theo đuổi

Tư duy "chấp nhận thất bại"

Trong lần trao đổi với TheLEADER vào tháng 12/2020, CEO John Le từng khẳng định, bản thân ông đã được chuẩn bị sẵn tư duy "chấp nhận thất bại" khi chọn con đường khởi nghiệp tại Việt Nam, sau khi từ bỏ công việc tại Thung lũng Silicon, Mỹ.

Theo nhà sáng lập này, Propzy không khác một "môi giới nhà đất công nghệ" về bản chất, song lại nhanh hơn, tiện lợi hơn, có uy tín, tính minh bạch cao nhờ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề "kì kèo" tiền hoa hồng như hình thức truyền thống. Propzy nhận hoa hồng sau khi giao dịch hoàn tất với chi phí tính theo giá thị trường.

Điều này cũng đồng thời làm Propzy khác biệt với các trang rao bán bất động sản truyền thống - vốn không tối ưu hoạt động, cũng như mức độ kiểm định thực tế chưa cao, do không có đủ nhân lực và sự đầu tư để phát triển bộ phận chuyên trách.

"Đáng tiếc là thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu chưa được phát triển đúng kỳ vọng vì ưu tiên phát triển hệ thống, những lầm tưởng Propzy là một trang tin mua bán đơn thuần vì thế khá phổ biến", nhà sáng lập này từng nhận định.

Không chỉ gặp vấn đề với hoạt động xây dựng thương hiệu, mà sau giai đoạn tăng trưởng nóng, động thái cắt giảm nhân sự, đóng cửa công ty con dường như là lời ngầm thừa nhận về sai lầm của ban lãnh đạo Propzy trong việc phát triển công ty.

Với tư duy "chấp nhận thất bại" của CEO John Le, một cuộc cải tổ đã nhanh chóng được thực hiện. Thay vì đóng đinh Propzy chỉ là một "môi giới nhà đất công nghệ", startup này giờ đây theo đuổi cùng lúc 3 hoạt động kinh doanh khác.

Đó là dịch vụ hỗ trợ pháp lý, thiết kế, kiến trúc; dịch vụ hỗ trợ tài chính mua/thuê nhà có tên Propzy Stay; và dịch vụ mới Propzy Home - mua lại các bất động sản tiềm năng, sau đó cải tạo và bán lại cho người có nhu cầu.

Trong đó, dịch vụ Propzy Home được ban lãnh đạo công ty kỳ vọng tạo ra sự đột phá, khi đây là mô hình đã phát triển hiệu quả ở các thị trường Mỹ, châu Âu và cả Đông Nam Á (thường được gọi là mô hình iBuy).

Điều quan trọng là các dịch vụ này phù hợp với tầm nhìn mà Propzy đặt ra, đó là trở thành đơn vị tiên phong xây dựng mô hình "FIRE-Tech" (viết tắt của Finance (Tài chính) - Insurance (Bảo hiểm) - Real Estate (Bất động sản) - Technology (công nghệ).

Bước cải
Nhà sáng lập và CEO Propzy - ông John Le

Cải tiến hay cải lùi?

Thực tế, tư duy "cải tổ" của ban lãnh đạo Propzy là điều mà mọi startup trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng đều hướng đến trong giai đoạn hậu Covid-19. Đó là "tinh gọn" bộ máy vận hành, cũng như quy mô nhân sự.

Thế nhưng, xét về mặt hoạt động kinh doanh, cũng như các dịch vụ mới được kỳ vọng tạo đột phá, thì Propzy dường như lại trở nên "cồng kềnh" và dễ bị tổn thương hơn.

Trước đây, nếu như mô hình "môi giới nhà đất công nghệ" của Propzy giống với mô hình dịch vụ "asset light" - tận dụng tài nguyên là nền tảng công nghệ Propzy để kết nối người mua và bán, từ đó cắt giảm chi phí và các quy trình không cần thiết.

Thì Propzy Home lại biến startup này thành một công ty bất động sản thông thường với chức năng mua, sửa và bán. Yếu tố công nghệ không còn là lợi thế của Propzy Home, thay vào đó là những yếu tố truyền thống như: định giá, vị trí, tư duy thiết kế...

Chưa kể, việc chuyển đổi từ thuần môi giới sang trực tiếp sở hữu các bất động sản cũng được dự báo làm thay đổi cả bảng cân đối kế toán, cũng như dòng tiền của Propzy.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp do cần lượng tiền lớn, mà còn đặt ra câu hỏi: liệu Propzy của năm 2022 có còn được coi là một startup công nghệ?

Nói cách khác, hướng đi mới mà Propzy vạch ra cần rất nhiều tiền, thời gian xoay vòng vốn chậm, không vừa sức với một startup 6 năm tuổi. Việc đầu tư vào tài sản "cứng" đồng nghĩa tỷ lệ thuê ngoài của proptech sẽ cao hơn, từ thiết kế, thi công và vận hành. Từ đó khả năng bị sao chép mô hình và dễ bị "nghiền" bởi kẻ đến sau là rất cao.



Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.