55% doanh nghiệp Nhật Bản dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Dự báo doanh thu, lợi nhuận năm 2022 có xu hướng cải thiện, 55,3% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.

224 views Link gốc

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài trong năm tài chính 2021, nhằm nắm bắt tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương.

Cuộc khảo sát tiến hành với 14.175 doanh nghiệp, trong đó có 4.635 doanh nghiệp có câu trả lời hợp lệ. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát tiến hành với 1.883 doanh nghiệp, trong đó 702 doanh nghiệp có câu trả lời hợp lệ, là quốc gia có số doanh nghiệp tham gia có câu trả lời hợp lệ đông nhất trong số các quốc gia được khảo sát.

Mặc dù cuộc khảo sát diễn ra trong khoảng thời gian Việt Nam thực hiện các biện pháp xã hội nghiêm ngặt, có nhiều yếu tố không tốt ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhưng theo ông Takeo Nakajima, kết quả khảo sát cho thấy, môi trường đầu tư Việt Nam vẫn đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam báo có lãi trong năm 2021 là 54,3%, thấp hơn bình quân của khu vực ASEAN với 57%, nhưng tỷ lệ này cũng cao hơn của năm 2020 (khoảng 50%), cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam có lãi đã được cải thiện đáng kể.

Về triển vọng lợi nhuận trong năm 2022, số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam dự báo “cải thiện” là 56,2% và “suy giảm” là 9,6%.

Về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1-2 năm tới, tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời sẽ “mở rộng” là 55,3%. So với các quốc gia, khu vực khác, tỷ lệ này nhằm trong top đầu, chỉ sau Ấn Độ - 70,1%, Bangladesh - 68,0% và Pakistan - 67,4%. Lý giải nguyên nhân về tỷ lệ này, ông Takeo Nakajima cho biết, “Các doanh nghiệp tại Việt Nam kỳ vọng vào tăng doanh thu tại thị trường nước sở tại và doanh thu xuất khẩu, tiềm năng tăng trưởng cao”.

Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời sẽ “thu nhỏ” hoặc “chuyển", rút sang quốc gia (khu vực) thứ 3 là 2,2%, giảm 3,9 điểm so với năm trước.

Kết quả khảo sát của JETRO

Đánh giá về sức hấp dẫn và những vấn đề về môi trường đầu tư tại Việt Nam, 69,3% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng Việt Nam có quy mô thị trường, tiềm năng tăng trưởng, tỷ lệ này tăng 3,0 điểm so với năm trước; 61,4% doanh nghiệp cho biết Việt Nam có lợi thế về chính trị ổn định, giảm 4,3 điểm so với năm trước và 56,9% doanh nghiệp cho rằng Việt Nam có lợi thế nhân công rẻ, tăng 0,4 điểm so với năm trước.

Mặc dù có những lợi thế nhất định, nhưng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam cho biết, họ cũng đang phải đối mặt với những thách thức do giá nhân công tăng nhanh thời gian gần đây, cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng lao động để ổn định sản xuất có thể xảy đến khi lao động về quê do dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, hệ thống thuế, thủ tục thuế phức tạp cũng là những vấn đề các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo cải thiện trong thời gian tới.



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.