Vốn ngoại và nội "chảy mạnh" vào Bình Dương

Vốn ngoại và nội "chảy mạnh" vào Bình Dương

(NLĐO)- Mặc dù năm 2022 nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều biến động nhưng dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào Bình Dương.

253 views Link gốc

Ngày 14-2, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết năm 2022 vốn đầu tư nước ngoai (FDI) đạt 3,078 tỉ USD. Lũy kế, Bình Dương có 4.082 dự án có vốn FDI với tổng vốn gần 40 tỉ USD, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 sau TP.HCM.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là thế mạnh của Bình Dương, mặc dù năm 2022 nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều biến động song dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào địa phương này.

Vốn ngoại và nội chảy mạnh vào Bình Dương  - Ảnh 1.

Nhà máy Logo có tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ USD đang xây dựng tại KCN VSIP 3

Có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Bình Dương, tiêu biểu là Đan Mạch, Hà Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Các nhà máy FDI chủ yếu đầu tư trong khu công nghiệp (chiếm 67% tổng vốn đầu tư).

Với vai trò là doanh nghiệp đầu tàu trong việc tiếp cận với các địa phương của các nước để thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, hiện Becamex IDC đã triển khai thành lập văn phòng đại diện tại nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Âu.

Tổng công ty Becamex IDC cũng là doanh nghiệp cùng với chính quyền tỉnh triển khai các dự án liên quan đến xây dựng thành phố mới Bình Dương, Khu Công nghiệp Khoa học Công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển hạ tầng giao thông, logistics…

Mới đây tại Singapore, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 8-2-2023 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp VSIP Nghệ An II cho Tổng Công ty Becamex IDC và Sembcorp Development.

Vốn ngoại và nội chảy mạnh vào Bình Dương  - Ảnh 2.

KCN VSIP II tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

Dự án được quy hoạch gồm 500ha đất công nghiệp tại các xã Diễn Thọ, Diễn Phú, Diễn Lộc huyện Diễn Châu, thuộc khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.

VSIP Nghệ An II sẽ là khu công nghiệp VSIP thứ hai tại Nghệ An, sau dự án VSIP Nghệ An đầu tiên từ năm 2015 tại huyện Hưng Nguyên. Tính đến tháng 12-2022, Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút được 32 dự án đầu tư, đạt tỷ lệ lấp đầy 86,4% (dự kiến thu hút khoảng hơn 13.000 lao động địa phương). Tổng vốn đầu tư FDI đã đăng ký đạt 744 triệu USD.

VSIP là liên doanh giữa Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC (Việt Nam) và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Sembcorp Development LTD (Singapore) dẫn đầu được hình thành từ năm 1996, với chuỗi 12 khu công nghiệp và đô thị có quy mô trên 10.000ha khắp cả nước.

VSIP đang cung cấp hạ tầng sản xuất cho 882 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 18,4 tỉ USD, tạo việc làm cho hơn 288.000 lao động trong và ngoài nước.

Không chỉ thu hút mạnh vốn FDI, thu hút đầu tư trong nước năm 2022 của Bình Dương cũng đạt kết quả khả quan. Theo đó, trong năm 2022, vốn đầu tư trong nước vào Bình Dương tỉnh đạt 96.722 tỉ đồng (tương đương gần 4 tỉ USD), tăng 28,1% so với năm 2021. Trong đó, có 6.224 doanh nghiệp đăng ký mới và 1.517 đơn vị bổ sung tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, đây là năm đầu tiên địa phương này thu hút đầu tư trong nước cao hơn vốn FDI. Việc tăng nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường cũng góp phần nâng tầm về hoạt động thương mại-dịch vụ, gia tăng sản xuất và xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt kim ngạch 35,7 tỉ USD (tăng 9% so với năm 2021), thặng dư thương mại gần 10 tỉ USD

Thảo Nguyễn
 


Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.