Thuê robot làm việc rẻ hơn thuê người thật

Giờ đây các doanh nghiệp có thể thuê một nhân viên robot với chi phí thấp hơn so với thuê người thật, giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động và tăng sản lượng.

224 views Link gốc

 

Giờ đây các doanh nghiệp có thể thuê một nhân viên robot với chi phí thấp hơn so với thuê người thật, giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động và tăng sản lượng.

Polar Manufacturing, một nhà máy dập kim loại hơn 100 năm tuổi ở Chicago năm ngoái đã thuê nhân viên robot đầu tiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh thiếu hụt lao động.

Robot được thiết kế dưới hình dạng cánh tay thực hiện nhiệm vụ đơn giản và lặp đi lặp lại là nâng một miếng kim loại lên máy ép và sau đó uốn kim loại thành hình dạng mới. Giống như con người, những “công nhân” robot này cũng được trả lương cho thời gian làm việc.

{keywords}
Thuê robot làm việc rẻ hơn thuê người thật

Theo Jose Figueroa, người quản lý dây chuyền sản xuất của Polar, robot được thuê từ một công ty có tên Foric có giá 8 USD cho một giờ làm việc, trong khi mức lương tối thiểu của nhân viên người thực là 15 USD/giờ. Với sự trợ giúp của robot, con người có thể thực hiện thêm nhiều công việc khác, giúp tăng sản lượng.

Mặc dù các đại dịch đang gây ra tình trạng thiếu lao động trong nhiều ngành công nghiệp, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn đang do dự về việc đầu tư vào tự động hóa.

“Doanh nghiệp nhỏ đôi khi gặp khó khăn vì không thể bỏ vốn ra đầu tư công nghệ mới, ngay cả việc tăng lương tối thiểu cũng là một vấn đề”. Figueroa chia sẻ.

Việc thuê robot giúp Polar không phải bỏ ra một số tiền lớn - 100.000 USD để mua robot hay không phải chi thêm một khoản để lập trình chúng. Ông Figueroa hy vọng sẽ có 25 robot trong vòng 5 năm tới. Công ty sẽ không thay thế bất kỳ ai trong số 70 nhân viên và cũng không cần thuê thêm nhân công mới.

Formic mua một cánh tay robot tiêu chuẩn và cho thuê nó với phần mềm của riêng mình. Họ có một số lượng nhỏ robot cho thuê tùy theo nhu cầu, dự kiến sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.

Steve Chmura, Giám đốc điều hành của Georgia Nut, một công ty bánh kẹo ở Skokie, Illinois cũng là một khách hàng thuê robot từ Formic. Ông cho biết bất kỳ điều gì giúp giảm số lượng nhân công và nhu cầu về lực lượng lao động đều là một điều cần thiết trong thời điểm này.

Việc sử dụng các nhân viên robot giúp lan rộng nhanh chóng xu hướng tự động hóa đến các doanh nghiệp nhỏ. Những công ty như Formic nhìn thấy cơ hội phát triển kinh doanh khi phục vụ nhiều doanh nghiệp nhỏ. Họ dùng dữ liệu thu thập được để hoàn thiện sản phẩm, nâng cao hiệu quả vận hành của khách hàng.

Shahan Farshchi, một nhà đầu tư vào Formic, ví tình trạng của robot ngày nay với máy tính thời điểm trước khi máy tính cá nhân phổ biến. Đó là khi chỉ những công ty giàu có mới đủ khả năng đầu tư vào các hệ thống máy tính lớn đòi hỏi chuyên môn cao trong việc lập trình và bảo trì. Máy tính cá nhân hiện nay được phát triển bởi các công ty như Intel và Microsoft, khiến cho công nghệ này trở nên rẻ và dễ sử dụng hơn phù hợp với người dùng phổ thông. “Giờ đây chúng ta cũng đang bước vào thời điểm đó đối với robot”, Farshchi nói.

Robot đã đảm nhận nhiều công việc mới trong những năm gần đây với nhiều chức năng triển khai dễ dàng và chi phí rẻ hơn. Một số bệnh viện thuê robot để cung cấp vật tư và một số văn phòng sử dụng robot làm bảo vệ.

Jeff Burnstein, chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Tiến bộ cho biết nhu cầu ngày càng tăng về tự động hóa trong các doanh nghiệp nhỏ đang thúc đẩy sự quan tâm đến người máy như một dịch vụ. Theo ông Bernstein, cách tiếp cận này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các công ty cung cấp dịch vụ kho hàng.

Ông Burnstein đề cập đến RoboTire - một công ty khởi nghiệp đang phát triển một robot có khả năng thay lốp xe ô tô và nói rằng cuối cùng việc trả tiền cho robot để làm tất cả các công việc cũng trở nên “bình thường”. Ông nói thêm khi ngày càng nhiều công ty ứng dụng tự động hóa vào các ngành khác nhau, dịch vụ robot sẽ được sử dụng đại trà hơn.

Liên đoàn Người máy Quốc tế (IFR) - tổ chức theo dõi các xu hướng robot trên toàn cầu, đã dự đoán vào tháng 10 số lượng lắp đặt robot trên toàn cầu dự kiến ​​sẽ phục hồi mạnh mẽ và tăng 13% vào năm 2021. Một phân tích thị trường từ năm 2018 dự đoán số lượng robot công nghiệp được cho thuê hoặc dựa vào phần mềm đăng ký sẽ tăng từ 4.442 vào năm 2016 lên 1,3 triệu vào năm 2026.

Andrew McAfee, một nhà khoa học nghiên cứu các tác động kinh tế của tự động hóa tại MIT cho biết: “Việc giảm chi phí là điểm cộng để phổ biến rộng rãi một công nghệ nào đó”.

Saman Farid, Giám đốc điều hành của Formic, cho biết công ty hy vọng sẽ sớm khẳng định vị thế để có thể cung cấp nhiều robot đa năng hơn cho các công ty trong tương lai. “Robot sẽ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn trong vòng 5 đến 10 năm tới. Khi học máy (ML) phát triển và mọi người có nhiều niềm tin hơn, thì chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai những điều đó”.

Hương Dung (Theo Wired)



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.