MSB sẽ lãi nghìn tỷ nhờ bán công ty tài chính FCCOM

MSB sẽ bán toàn bộ cổ phần tại Công ty tài chính FCCOM để tập trung vào phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng đồng thời tiếp tục tăng trưởng tín dụng, song hành cùng với kiểm soát chặt rủi ro nợ xấu.

236 views Link gốc

Chiều 5/11, MSB đã tổ chức buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích và nhà đầu tư để chia sẻ kết quả kinh doanh 9 tháng và kế hoạch dài hạn của ngân hàng. 

Đáng chú ý, MSB cho biết sẽ bán toàn bộ 100% vốn Công ty Tài chính FCCOM. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB tiết lộ ngân hàng đang tiếp xúc với 2 - 3 nhà đầu tư và dự kiến ký hợp đồng chuyển nhượng trong tháng 11/2021.

"Nếu đạt kỳ vọng và không có gì thay đổi, ngân hàng sẽ hoàn tất chuyển nhượng trong năm sau và ghi nhận lợi nhuận", ông Linh nói. Giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và MSB có thể thu về 1.800 - 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022.

Lãnh đạo MSB cho biết ngân hàng định hướng thoái vốn các công ty con và tập trung vào lĩnh vực chính, phát triển mảng bán lẻ, nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ (SME).

Đề cập đến hoạt động kinh doanh, ông Linh cho biết đến hết tháng 10, lãi trước thuế 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. Các chỉ số ROAA và ROAE lần lượt là 2,14% và 20,83%. Tỷ lệ biên lãi ròng NIM được đạt 3,72%, cao hơn mức 3,35% của năm 2020 và 2,51% của 2019. Dự kiến ngân hàng sẽ cán mốc trên 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2021.

Sau 9 tháng, tín dụng của MSB tăng gần 16%, cao hơn mức 10,6% cuối tháng 6. Ngân hàng vẫn kỳ vọng đạt hạn mức 25% cho cả năm. Theo vị CEO, MSB là ngân hàng có quản trị rủi ro tốt, tập trung giải ngân vào các ngành phát triển bền vững , tích cực tham gia các hoạt động và chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trong kỳ nới hạn mức tín dụng cuối năm, MSB kỳ vọng sẽ được nâng "room" tín dụng, dựa trên cân đối và phân bổ của cơ quan điều hành.

Luôn bám sát định hướng tăng trưởng bền vững, MSB cũng kiểm soát chặt chất lượng giải ngân tín dụng, từ đó kiểm soát nợ xấu hiệu quả dù chịu ảnh hưởng dịch bệnh. Đến cuối tháng 9, nợ xấu tính theo Thông tư 02/2013-TT-NHNN được kiểm soát ở mức 1,31%, giảm so với cuối quý trước (1,6%). Tổng nợ cơ cấu lại theo Thông tư 14/2021 của Ngân hàng Nhà nước đến hết quý III là 1.759 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thúc đẩy quá trình xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ xấu.

Đến 30/9, tổng tài sản ngân hàng ở mức trên 195.500 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm, vượt kế hoạch 190.000 tỷ đồng được Đại hội cổ đông phê duyệt. Tiền gửi khách hàng tăng 9%, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng gần 14%. Nhờ tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử từ năm 2020 đến nay, CASA của MSB tăng trưởng tốt, đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng đến hết quý III, đứng thứ 4 trên thị trường tính theo tỷ lệ CASA/tổng tiền gửi và dự kiến đạt 32 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021.

Trong kế hoạch từ nay đến năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng trung bình tín dụng 25 - 30%, tổng tài sản 17%/năm và huy động vốn 16%/năm, CASA hướng đến mốc 40.000 tỷ đồng. Hiện nay, MSB đã ghi nhận một số chỉ tiêu hoàn thành sớm, vượt so với kế hoạch đề ra khi làm việc với tư vấn McKinsey.

Riêng trong năm 2022, MSB đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 30%, quy mô tài sản 10 -15%. Ngân hàng dự kiến tiếp tục chia cổ tức 2021 với tỷ lệ 30%, tăng cường nguồn lực cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cổ đông.

Vừa qua, MSB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2020 với tỷ lệ 30%. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán, lưu ký bổ sung 352,5 triệu cổ phiếu từ ngày 9/11.

Việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng đảm bảo các tỷ lệ an toàn về vốn, quản trị rủi ro đáp ứng các chuẩn quốc tế Basel II, hướng tới Basel III. Từ đó, ngân hàng có thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án chiến lược, mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2021 – 2023 như xây dựng ngân hàng số, đầu tư vào số hóa và đầu tư hệ thống core-banking mới...



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.