Đổi mới công nghệ trong sản xuất gốm ở Kim Lan- góp phần sản xuất sạch hơn

(KD&BM) - Cải thiện môi trường làng nghề, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng sản xuất sạch hơn thông qua đổi mới công nghệ là một trong những hướng đi của ngành Công thương Hà Nội trong những năm vừa qua.

468 views Link gốc

Trong số khoảng 5400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống. Nhằm thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển công nghiệp nông thôn,trong đó điển hình là chương trình khuyến công với mục tiêu là giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nông thôn đặc biệt là trong lĩnh vực tiểu thủ công mỹ nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường hướng đến sản xuất sạch hơn.

Năm 2020 với sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương Hà Nội, Hộ kinh doanh Xuân Thành ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội đã đầu tư được máy tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ với tổng mức đầu tư 650 triệu đồng trong đó Chương trình khuyến công của Tp. Hà Nội hỗ trợ 300 triệu đồng cho hạng mục Máy đục CNC tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ.

Có thể thấy, thị trường ngành gốm sứ Việt Nam không ngừng phát triển và thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những mẫu mã đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm của ngành sản xuất các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đều được làm một cách cẩn thận và có uy tín. Trước đây việc sản xuất được gia công trên hệ thống máy cũ đơn giản và năng suất không cao, nhưng ngày nay với công nghệ tiên tiến, hiện đại, các máy móc phần lớn làm toàn bộ công việc thay con người và có độ chính xác cao và qua đó người thiết kế có thể sáng tạo ra những sản phẩm mà mình thích, đồng thời đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

Máy đục CNC tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ được đầu tư tại Hộ kinh doanh Xuân Thành bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường cao.

Ông Vương Đăng Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ: Việc đầu tư máy tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ có thể đáp ứng khối lượng lớn với các kích thước sản phẩm khác nhau, phù hợp với thị hiếu khách hàng, giảm được giá thành, giảm được nhân công, cũng là giảm được gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp đồng thời cải thiện môi trường tại các khu vực làng nghề, giúp các hộ sản xuất hướng đến sản xuất sạch hơn.

Theo đó, Hộ kinh doanh Xuân Thành được thành lập vào năm 2018, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm gốm sứ. Do sử dụng công nghệ lạc hậu trước đây trong quá trình sản xuất sản phẩm nên năng suất thấp, các sản phẩm có chất lượng không đồng đều, lượng tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất lớn . Bên cạnh đó, mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng dẫn đến yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của khách hàng ngày một cao hơn. Sau khi tìm hiểu nghiên cứu công nghệ Cơ sở quyết định đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại là máy tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ để có những mẫu sản phẩm gốm sứ chất lượng cao, giảm thiểu lượng nguyên nhiên vật liệu thất thoát gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm được giá thành, mẫu mã đa dạng và chuẩn xác kích thước đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Dự án đầu tư được thực hiện từ tháng 3/2020 đến 10/2020 nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Sau một thời gian vận hành ông Nguyễn Đức Thắng- Chủ hộ Kinh doanh Xuân Thành chia sẻ: Đề án hỗ trợ “ Đầu tư dây chuyền máy tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ theo chương trình Khuyến công Thành phố năm 2020” tại hộ kinh doanh chúng tôi đã giúp cơ sở giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng hơn đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nhất là giảm phát tán bụi, giảm thất thoát nguyên liệu. Máy đục CNC tạo khuôn mẫu tự động trong sản xuất gốm sứ đã nâng cao chất lượng sản phẩm giúp hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của cơ sở trên thị trường .

Cũng theo ông Vương Đăng Hoa, việc hỗ trợ chuyển đổi công nghệ cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa công nghệ, đào tạo cho người lao động tại khu vực này có tác phong công nghiệp, từng bước hiện đại hóa nông thôn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đồng thời giúp các doanh nghiệp hướng đến sản xuất sạch hơn, thông qua giảm thiểu năng lượng, sử dụng tối ưu nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường do trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu gây ra.

Minh Kỳ



Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.

Việt Nam được đánh giá "nhỉnh hơn" về thanh toán điện tử tại Đông Nam Á

DNVN - Doanh nhân Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) khẳng định thị trường thanh toán điện tử Việt Nam đã bắt kịp Trung Quốc cả về mặt doanh nghiệp cho đến thói quen của người dùng. Thậm chí, còn ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Vì sao thương mại điện tử Việt Nam "hút" nhà đầu tư ngoại?

DNVN - Với việc người dân tin tưởng vào mua sắm trực tuyến ngày càng tăng lên cùng với chính sách pháp lý thuận lợi đã khiến các doanh nhân nước ngoài đầu tư mạnh vào thị trường thương mại ...

Hà Nội đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2023

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, công tác chuyển đổi số đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động tới tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị của Thành ...

Chuyển đổi số nông nghiệp Việt: Cần đóng góp của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước

Những chương trình hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp công nghệ và cơ quan ban ngành đã và đang đạt được nhiều kết quả rất tích cực, đóng góp mạnh mẽ vào công cuộc ...

Cơ hội mới cho công nhân, người lao động tiếp cận việc làm trong môi trường số

Thông qua các khóa đào tạo kỹ năng số, người lao động sẽ được cung cấp những kiến thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu công việc cùng cơ hội việc làm sau khi hoàn thành khóa đào tạo.