Bán Iphone, đại gia bán lẻ thu 200 tỷ/tháng

Hàng loạt cửa hàng bán iPhone chuyên biệt được mở ra trong cuộc đua giữa các nhà bán lẻ điện thoại di động, hứa hẹn mang tới cho người dùng Việt Nam những sự trải nghiệm mới mẻ không thua kém gì Singapore hay Thái Lan.

109 views Link gốc

Hàng loạt cửa hàng bán iPhone chuyên biệt được mở ra trong cuộc đua giữa các nhà bán lẻ điện thoại di động, hứa hẹn mang tới cho người dùng Việt Nam những sự trải nghiệm mới mẻ không thua kém gì Singapore hay Thái Lan.

Đua nhau mở cửa hàng

Lần đầu tiên, những tín độ của Apple có thể trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng uỷ quyền đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Theo mô hình cao cấp APR - Apple Premium Reseller, cửa hàng được thiết kế theo tiêu chuẩn khắt khe của Apple, nội thất bên trong được nhập khẩu 100% mang đến nét thẩm mỹ, hiện đại, tiệm cận nhất với Apple Store. Đây cũng là phiên bản cửa hàng ủy quyền cao cấp và mới nhất hiện nay trên thế giới của Apple, trưng bày một danh mục đầy đủ nhất các sản phẩm nhà Táo như iPhone, iPad, iMac, Macbook, Apple Watch và phụ kiện.

Được thiết kế theo tiêu chuẩn riêng của Apple, vị trí đặt các bàn trải nghiệm sản phẩm như iPhone, iPad, Apple Watch, các loại tai nghe hay phụ kiện cho sản phẩm Apple đều được bố trí với trải nghiệm đồng nhất, dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng của nhà sản xuất.

Mô hình mở cửa hàng mono store chuyên kinh doanh sản phẩm Apple tỏ ra khá thịnh hành trong giai đoạn cuối 2021, đầu 2022. Theo chia sẻ của các nhà bán lẻ, hệ thống cửa hàng chuyên biệt có ưu thế về độ nhận diện thương hiệu, ngoài ra còn được Apple ưu tiên trong nhiều chính sách hỗ trợ về nguồn hãng cũng như kinh doanh.

{keywords}
Thị trường Việt Nam được các hãng điện thoại đi động đánh giá cao (Ảnh:D.A)

Apple bắt đầu hợp tác với một số doanh nghiệp tại Việt Nam ra mắt chuỗi cửa hàng đạt chuẩn APR và AAR từ năm 2012. Apple đã từng hợp tác với FPT Retail (chuỗi F.Studio, 9/2012, cấp độ cửa hàng APR và AAR), IPP Group (chuỗi eDiGi, 9/2018, cấp độ cửa hàng APR và ASP), HesMan Việt Nam (chuỗi ShopDunk từ 9/2020, cấp độ cửa hàng AAR) hay Công ty Diệu Phúc (chuỗi CellPhoneS từ 10/2020, cấp độ cửa hàng AAR).

Mới đây, Thế Giới Di Động chính thức ra mắt cửa hàng TopZone theo mô hình ARP (Apple Premium Reseller) đầu tiên của mình tại Hà Nội. Đây là mô hình cửa hàng uỷ quyền cao cấp nhất của Apple ở Việt Nam, diện tích lớn gấp đôi các cửa hàng mô hình AAR (Apple Authorised Reseller) TGDĐ ra mắt vào tháng 10 năm ngoái.

Hệ thống TopZone hiện sở hữu 19 cửa hàng tại 14 tỉnh thành sau 3 tháng. Đơn vị này đặt mục tiêu mở 60 cửa hàng TopZone trong quý I năm nay và 200 cửa hàng phủ 63 tỉnh thành trong năm 2022. Nếu đúng lộ trình, TopZone sẽ chiếm ưu thế vượt trội so với tất cả đối thủ trên thị trường về độ phủ cũng như lượng cửa hàng.

FPT Retail là một trong những đơn vị nhanh nhẹn nhất trong cuộc đua trở thành đối tác ủy quyền của Apple, với việc ra mắt chuỗi F.Studio đạt license cao nhất APR (Apple Premium Reseller) từ tháng 9/2012. Sau khi khai trương, FPT Retail sở hữu chuỗi bán lẻ với đầy đủ mô hình cửa hàng Apple gồm APR, AAR (Apple Authorised Reseller - Đại lý ủy quyền cấp 2 của Apple), CES (Consumer Electronic Stores). Tuy nhiên, những bước đi ban đầu đều mang đến kết quả chưa thực sự ấn tượng.

Hiện, số lượng cửa hàng ủy quyền chính hãng của Apple tại Việt Nam mới chỉ hơn 20, trong khi ở Singapore hay Thái Lan, con số này đã là hàng trăm.

Thị trường tiềm năng

Tại châu Á, Apple Store đã hiện diện ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore. Theo kế hoạch, từ nay tới năm 2023, số lượng Apple Store sẽ tăng tới hơn 600 cửa hàng trên toàn cầu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho Apple trước các thương hiệu smartphone khác.

{keywords}
Các cửa hàng bán đồ Apple ngày càng nhiều (Ảnh:D.A)

Apple đã quan tâm nhiều hơn tới thị trường Việt Nam. Từ tháng 10/2015, Apple đã thành lập Công ty TNHH Apple Việt Nam với vốn điều lệ 15 tỷ đồng, do công ty Apple Operation International có trụ sở tại Ireland sở hữu 100% vốn. Công ty này không trực tiếp bán lẻ iPhone, iPad tại thị trường Việt Nam, mà có ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn, tức nhập khẩu và phân phối tới các hệ thống bán lẻ trong nước như Thế giới Di động hay FPT Shop.

Thị trường Việt chính thức trở thành một trong những quốc gia tiêu thụ iPhone lớn khu vực Đông Nam Á. Dịch bệnh xuất hiện khiến iphone xách tay mất nhiều chi phí và thời gian nhập khẩu hơn trước. Khó khăn của hàng xách tay cũng chính là lợi thế của hàng Apple chính hãng, khi nguồn hàng phong phú hơn, dễ dàng đáp ứng lượng cầu trên thị trường.

Đại diện Thế Giới Di Động cho biết, doanh thu tháng 1 của hệ thống này dự kiến đạt gần 200 tỷ đồng, gấp đôi so với tháng 12/2021. Đây là điều có thể dự đoán được bởi thị trường đang bước vào giai đoạn nhu cầu mua sắm tăng cao nhất trong năm.

Khi các cửa hàng chuyên bán Apple xuất hiện đông đúc trên thị trường Việt Nam, tạo xu hướng mới nhằm hút khách, ngay lập tức những thương hiệu sẵn có sẽ kích hoạt chế độ “bảo vệ”, mở thêm chuỗi tương tự để giành miếng bánh thị phần vốn có. Điều này giải thích cho làn sóng mở cửa hàng Apple gần đây, cũng là dấu hiệu của sự thăng hạng của Apple sắp tới.

“Hiện tại, Apple xếp thị trường Việt Nam ở level 3, trong khi Singapore ở level 1. Vì thế, các sản phẩm Apple thường mở bán sau và nguồn hàng không được ưu tiên. Tôi nghĩ rằng với sự đầu tư nghiêm túc vào chuỗi TopZone, sẽ phần nào giúp thị trường Việt Nam thăng hạn. Tôi cũng hy vọng Việt Nam sớm mở Apple Store”, ông Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động nói.

Duy Anh



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.