Doanh nghiệp “đói” lao động

Hiện nay, các doanh nghiệp đã đưa ra số lượng lớn đơn đặt hàng tuyển dụng ở cả 3 miền, với nhiều ưu đãi cho người lao động.

215 views Link gốc

2,2 triệu lao động trở về quê trong năm 2021 đã gây ra tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài. Dù các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phía Nam đã có nhiều ưu đãi, kêu gọi, nhưng phần lớn số lao động trở về xác định sẽ tìm việc làm mới sau Tết.

Dù tuyển thêm được gần 200 lao động, nhưng con số này vẫn chưa lấp đầy các xưởng sản xuất. Tuyển dụng đủ nhân lực cho các đơn hàng sau Tết và cả năm mới là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp.

"Hiện nay các sản phẩm của công ty sản xuất ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Do đó, nhu cầu lao động song song với đó cần khoảng 30%", ông Mai Minh Vương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thủy sản Sài Gòn, cho biết.

Các tỉnh, thành kinh tế trọng điểm đang cần tới hàng trăm nghìn lao động mới và việc kết nối để đảm bảo đủ nhân lực đang được các doanh nghiệp triển khai.

Doanh nghiệp “đói” lao động - Ảnh 1.

Tuyển dụng đủ nhân lực cho các đơn hàng sau Tết và cả năm mới là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Trong 2 tuần qua, hệ thống cung ứng lao động việc 3 miền liên tục nhận được đề nghị cung ứng lao động với quy mô lên tới 30 ngàn lao động từ các doanh nghiệp FDI ở cả miền Bắc và các tỉnh thành phía Nam. Ngoài nhân lực qua đào tạo, lao động phổ thông vẫn chiếm số lượng lớn nhất. Tuy nhiên, lượng tuyển mới chỉ là bổ sung nhân lực cho các khu công nghiệp trong quý 1.

"Sự nối lại nguồn cung lao động là vô cùng quan trọng, bổ sung một cái lượng lao động cho các doanh nghiệp, nhà máy nhanh chóng dược nối lại không bị gián đoạn, phục hồi một cách nhanh chóng nhất", ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam, nhận định.

Dự báo số lượng tuyển dụng tiếp tục tăng mạnh sau Tết, nhất là ngành dệt may và điện tử, khi các nhà máy hướng tới việc bổ sung nhân lực cho cả năm, đảm bảo sản xuất không gián đoạn vì thiếu người.

Tuy nhiên, để thu hút lao động sẽ không chỉ là mức lương cao, phụ cấp nhiều, mà còn cả hỗ trợ đi lại, sinh hoạt, y tế và chỗ ở... để người lao động yên tâm và gắn bó với nơi làm việc.



Hội chứng đáng báo động sau 'cơn bão' sa thải

Sự gắn kết, động lực và niềm tin của người lao động giảm mạnh trong khi tình trạng căng thẳng và kiệt sức gia tăng đáng báo động là một bài toán mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải ...

9 điều không nên làm chốn công sở

Hoạ từ miệng mà ra nên trước khi nói, bạn phải "uốn lưỡi 7 lần", đặc biệt là ở chốn văn phòng làm việc.

“Chia phe” trước quan điểm: Cật lực làm việc không màng nghỉ ngơi, sống vậy có đáng không?

Sống để làm hay làm để sống vẫn là chủ đề khiến nhiều người trăn trở.

Chính sách nhân sự trong giai đoạn “tiền đắt”

Khi thị trường trở nên khó khăn và nguồn vốn đầu tư không còn dễ dãi, các start-up buộc phải điều chỉnh lại chiến lược nhân sự để tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Thương hiệu sản phẩm OCOP chưa được bảo vệ đúng mức

DNVN - Tại hội thảo "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại Đà Nẵng ngày 16/5, TS Nguyễn Thị Thu Hường (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh việc xây dựng và ...

5 nguyên tắc làm trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên có nhiều thứ cần quan tâm hơn là chuyện đến văn phòng phải vui vẻ, bởi lẽ vui mà không hiệu quả thì niềm vui cũng sẽ nhanh qua.

Thời công ty công nghệ là “thiên đường phúc lợi" đã qua?

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Vừa ra trường đã thất nghiệp, người trẻ phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?

Đây là 9 lời khuyên mà những bạn trẻ vừa bước vào thị trường lao động có thể tham khảo để tránh khỏi cảm giác khủng hoảng giữa làn sóng sa thải.

Lương thấp hơn nhưng vui vẻ

Một số người lựa chọn công việc với mức lương thấp hơn nhưng tinh thần lại thoải mái, bớt áp lực.