Chứng khoán Trung Quốc lại "đỏ lửa" bất chấp chính phủ đã ra tay giải cứu

Các cổ phiếu công nghệ quay đầu lao dốc, ví dụ Alibaba mất 5,5%, Tencent giảm gần 4% trong khi Meituan mất hơn 8%.

566 views Link gốc

Sau khi hồi phục trong phiên hôm qua, đến hôm nay (30/7) TTCK Trung Quốc lại rơi vào cơn bán tháo với mức độ biến động tăng cao trở lại.

Chỉ số Hang Seng mất 2%. Các cổ phiếu công nghệ quay đầu lao dốc, ví dụ Alibaba mất 5,5%, Tencent giảm gần 4% trong khi Meituan mất hơn 8%. Chỉ số Hang Seng Tech giảm sâu 4%. Trong 2 phiên đầu tuần, chỉ số Hang Seng đã giảm tổng cộng hơn 8% và hồi phục gần 3% trong phiên hôm qua.

Thị trường đại lục cũng không khá hơn, với chỉ số công nghiệp Thượng Hải giảm hơn 1%. Thị trường Thâm Quyến cũng giảm 1,25%. Chỉ số CSI 300 giảm 1% và đang hướng đến mức giảm khoảng 8% trong cả tháng 7 - mức tệ nhất kể từ tháng 10/2018. Trong cùng kỳ chỉ số Hang Seng giảm 11%.

Chứng khoán Trung Quốc lại đỏ lửa bất chấp chính phủ đã ra tay giải cứu - Ảnh 1.
Chứng khoán Trung Quốc đang hướng đến tuần tệ nhất kể từ tháng 2.

Tuy nhiên đồng nhân dân tệ lại đang hồi phục mạnh. Đồng nhân tệ ở hải ngoại giao dịch ở mức 6,4638 tệ đổi 1 USD sau khi giảm xuống quanh mức 6,52 tệ đổi 1 USD hồi đầu tuần.

Thị trường Nhật Bản dẫn đầu đà giảm điểm của khu vực châu Á  Thái Bình Dương. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,65% trong khi Topix giảm hơn 1%. Reuters đưa tin sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 6,2% trong tháng 6, con số ấn tượng so với mức giảm 6,5% của tháng 5. Doanh số bán lẻ tháng 6 cũng tăng trưởng 0,1% so với 1 năm trước, dù thấp hơn mức dự báo tăng 0,2% được các chuyên gia phân tích đưa ra trước đó.

Thị trường Hàn Quốc giảm gần 1%.

Chứng khoán Australia giảm nhẹ với chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,07%. Tâm điểm chú ý của nhà đầu tư là tình trạng dịch bệnh ở Sydney, nơi đang ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày tăng cao kỷ lục bất chấp đã gia hạn lệnh phong tỏa. Thậm chí giới chức đã yêu cầu sự trợ giúp từ quân đội để cưỡng chế phong tỏa.

Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản giảm 0,83%.

Nỗ lực giải cứu chưa thành công

Nhà đầu tư Trung Quốc đang phải đối phó với môi trường pháp lý rất không chắc chắn trong bối cảnh nhiều ngành bị chính phủ siết chặt quản lý. Từ vụ IPO "khủng" của Ant Group bị hoãn vô thời hạn vào phút chót cho đến những quy định mới về chống độc quyền trong môi trường Internet, giảm đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản và tái cơ cấu ngành gia sư, bối cảnh đầu tư đang thay đổi chóng mặt.

"Đó là nỗi sợ trước những điều chưa biết", Justin Tang, người đứng đầu mảng nghiên cứu thị trường châu Á tại United First Partners nhận định. "Tâm trạng của nhà đầu tư giống như đang đi trên 1 lớp băng mỏng, mặc dù họ chỉ dựa vào những chi tiết mới được chính phủ công bố để tạm trấn an bản thân".

Tuần này mức độ biến động của chỉ số Hang Seng đã tăng lên mức cao nhất 14 tháng.

Trước sự biến động mạnh của thị trường, Bắc Kinh đã gấp rút hành động để trấn an. Truyền thông nhà nước đăng tải một loạt bài báo cho rằng cơn bán tháo đã kết thúc, trong khi cơ quan quản lý TTCK tổ chức 1 cuộc họp trực tuyến khẩn với sự tham gia của các lãnh đạo ngân hàng để truyền tải thông điệp rằng chính sách siết chặt quản lý ngành giáo dục trực tuyến không hướng đến mục đích làm tổn hại những công ty trong các ngành khác.

Theo Steven Lung, giám đốc UOB Kay Hian, "niềm tin vẫn chưa hồi phục hoàn toàn". "Các nhà đầu tư cần các cơ quan quản lý giải thích rõ ràng hơn để loại bỏ các yếu tố bất ổn".

NHTW Trung Quốc đã bơm vào hệ thống tài chính 1 lượng tiền lớn bất thường ngày thứ hai liên tiếp. Hôm nay PBOC tiếp tục bơm 30 tỷ nhân dân tệ (tương đương 4,6 tỷ USD) thông qua các công cụ hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn, bằng với lượng đã bơm vào hôm qua. Động thái này được thực hiện để trấn an thị trường và đảm bảo nguồn cung tiền mặt dồi dào cho thời điểm cuối tháng, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.

Thanh Thanh

Doanh nghiệp và tiếp thị



Chứng khoán kỳ vọng tạo đáy

Đánh giá diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng thị trường đã kết thúc điều chỉnh và chuẩn bị một xu hướng tăng mới.

Rủi ro khi ủy thác tài khoản chứng khoán cho môi giới

Thay vì ủy thác tài khoản chứng khoán cho các môi giới ẩn chứa nhiều rủi ro, nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm (F0) nên mua chứng chỉ quỹ có uy tín hay ủy thác cho các công ty quản lý quỹ lớn ...

Chứng khoán đỏ sàn, chuyên gia lý giải ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực trong phiên đầu tuần (chiều 25/9) do dòng tiền “tháo chạy” khiến cổ phiếu nằm sàn la liệt. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao ...

Chuyên gia Dragon Capital dự báo chứng khoán sẽ bùng nổ năm 2024

Dragon Capital dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ 25% so với cùng kỳ nhờ vào biên lợi nhuận ròng được cải thiện.

PNJ đang giành thêm thị phần vàng, trang sức

Xu hướng trang sức trung, cao cấp tại Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng trưởng, nhất là sau 2 năm sàng lọc, thị trường trang sức xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa ...

Kỳ vọng tiền tiết kiệm sắp đáo hạn chảy vào chứng khoán

Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm mạnh, lượng tiền gửi lãi suất cao thời điểm cuối năm ngoái có thể tìm đến các kênh đầu tư khác tiềm năng hơn, trong đó có chứng khoán.

Nhận định chứng khoán 7-9: Những cổ phiếu nào dẫn dắt dòng tiền?

(NLĐO) - Lực cầu mạnh vào cuối phiên đã giúp chứng khoán ngày 6-9 khởi sắc. Dự báo cổ phiếu ngành bất động sản, thép, chứng khoán tiếp tục dẫn dắt dòng tiền trong phiên tiếp theo

Tăng 6 ngày liên tục, chứng khoán chạm đỉnh của năm 2023

(NLĐO) – Trái với chờ đợi thị trường điều chỉnh của nhiều nhà đầu tư đang cầm tiền mặt, đứng ngoài quan sát, VN-Index tiếp tục đánh dấu phiên tăng thứ 6 với sự nhập cuộc của hàng ...

Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán trước 2025

Lãnh đạo UBCKNN đã khẳng định, trong thời gian vừa qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam.