Xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm mạnh

Trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường giảm mạnh từ 16 – 50% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh rõ rệt những tác động của đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội tới doanh nghiệp thủy sản.

509 views Link gốc

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính riêng tháng 8 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 588 triệu USD, bằng khoảng 72% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 31% so với tháng 7.

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường đều giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản giảm 36%; tại thị trường EU giảm 32 %, trong đó Hà Lan giảm gần 50%, Đức giảm 42%; tại thị trường Nga giảm 16%; tại Anh giảm 48%; tại Úc giảm 35% và tại Canada giảm 37%.

Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc, ghẹ… đều giảm trê 20% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tôm thiệt hại nặng nhất với mức sụt giảm lên tới 36%, dù thị trường tôm thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc.

Trong tháng 8, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu giảm hơn 100 đơn vị so với tháng 7 và giảm 150 đơn vị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm mạnh phản ánh rõ rệt những thiệt hại của Covid-19 và biện pháp giãn cách xã hội tới ngành thủy sản. Dịch bệnh bùng phát tại trung tâm sản xuất, xuất khẩu trọng tâm của ngành thủy sản khiến trên 90% kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Thời gian giãn cách kéo dài khiến doanh nghiệp thủy sản rơi vào tình trạng báo động, thậm chí đánh mất cơ hội phục hồi nếu không thể hoạt động bình thường trước 15/9.

Trong trường hợp nới lỏng hạn chế sau 15/9, theo cộng đồng danh nghiệp, khả năng giành lấy và thực hiện các đơn hàng cho mùa lễ hội cuối năm cũng tương đối hạn chế. Dự kiến những khó khăn về nguyên liệu đầu vào, nhân công và sự tăng giá cước vận tải vẫn sẽ cản trở hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 5,6 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản vào các thị trường khó tính cũng tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu sang Mỹ tăng 27%; xuất khẩu sang EU tăng 10%; xuất khẩu sang Úc tăng 25%; xuất khẩu sang Nga tăng 52%...

Thành tựu xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm (chủ yếu là sự khởi sắc trong 7 tháng đầu năm) cho thấy tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, cũng là thành quả của những nỗ lực tận dụng các hiệp định tự do thương mại, từng bước cải thiện chất lượng và xâm nhập thị trường từ phía cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo, trong những tháng cuối năm, nhu cầu thị trường thủy sản toàn cầu vẫn có xu hướng tăng. Nếu không kịp thời ổn định sản xuất, doanh nghiệp thủy sản không những đánh mất cơ hội trước mắt mà còn có nguy cơ đánh mất cả những thành tựu đã nỗ lực xây dựng trong suốt thời gian qua.

VASEP kỳ vọng, với chủ trương hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 105/NQ-CP mới được ban hành, ngành thủy sản sẽ nhanh chóng nối lại chuỗi cung ứng bị tổn thương, dần bắt nhịp xuất khẩu vào 3 tháng cuối năm, đặc biệt là vào tháng 10, thời điểm các đơn hàng thủy sản xuất khẩu thường tăng cao.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...