Xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng trưởng 7%/năm, đến năm 2025 đạt 12 tỷ USD

DNVN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự tính trong giai đoạn 2021-2025, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trung bình 7%/năm và tới năm 2025 đạt 12 tỷ USD. Trong đó, tôm đạt 5,5 tỷ USD, cá tra đạt 2,3 tỷ USD và hải sản đạt 4,2 tỷ USD.

479 views Link gốc

VASEP cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng trung bình 5% đạt 8,4 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tôm 3,7 tỷ USD, cá tra 1,5 tỷ USD, hải sản 3,2 tỷ USD.

Đại diện VASEP cho biết, xuất khẩu trong 5 năm qua có sự trồi sụt do biến động nhu cầu, cạnh tranh trên thị trường thế giới và những rào cản lớn như thuế chống bán phá giá với tôm và cá tra tại thị trường Mỹ, thẻ vàng IUU của EU…

Tuy vậy, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng. VASEP dự tính trong giai đoạn 2021-2025, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trung bình 7%/năm và tới năm 2025 đạt 12 tỷ USD. Trong đó, tôm đạt 5,5 tỷ USD, cá tra đạt 2,3 tỷ USD và hải sản đạt 4,2 tỷ USD.

Khối lượng thủy sản xuất khẩu tới năm 2025 sẽ tương đương khoảng 6 triệu tấn. Trong đó, 4,7- 4,8 triệu tấn sản xuất trong nước, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu dự kiến khoảng 1,2- 1,3 triệu tấn (khoảng 2,4- 2,6 tỷ USD).

Xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng trưởng 7%/ năm, đến năm 2025 đạt 12 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng trưởng 7%/ năm, đến năm 2025 đạt 12 tỷ USD.

 

Có nhiều cơ sở để VASEP tin tưởng xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Đại dịch COVID-19 tuy làm giảm nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong giai đoạn trước mắt, nhưng định hình xu hướng mua – bán online và thúc đẩy bán lẻ gia tăng. Dịch bệnh đã hình thành thói quen nấu ăn tại nhà, vì vậy, nhu cầu của phân khúc bán lẻ (kênh siêu thị) tăng lên, kèm với đó là tăng nhu cầu các dạng sản phẩm tiện lợi, ăn liền, chế biến sẵn (đồ hộp, hàng khô, bữa ăn tiện lợi…).

Từ năm 2021, đại dịch COVID-19 cũng làm tăng nhu cầu các sản phẩm có giá vừa phải, phù hợp mặt bằng thu nhập (sụt giảm): cá, tôm cỡ nhỏ, surimi, chả cá, một số loài cá biển… Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc, tính bền vững, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường của chuỗi sản xuất sản phẩm.

Một điều rất đáng chú ý, nhiều sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cá tra, cá ngừ, cua ghẹ, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ … nằm trong nhóm các loài thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu. Trong đó, nhu cầu tôm trong thời gian tới vẫn sẽ vẫn ổn định vì là lựa chọn của người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia. Nhu cầu các loại cá thịt trắng (trong đó có cá tra) tiếp tục tăng. Do bối cảnh kinh tế sau đại dịch, nhu cầu cá thịt trắng và một số loài cá nổi nhỏ trên thị trường thế giới dự kiến sẽ tăng khả quan hơn các loài khác.

VASEP cho rằng, trong 5 năm tới, nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu vốn khá đa dạng từ nhiều nguồn (nuôi trồng, khai thác trong nước và nhập khẩu hợp pháp) sẽ là nòng cốt tạo ra sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam. Ngành thủy sản đang có xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu, tận dụng tối đa năng lực chế biến và bảo đảm là một nguồn cung ổn định, chất lượng trên thị trường quốc tế. Dự kiến nguồn nguyên liệu tốt, ổn định và năng lực chế biến hiện đại sẽ tiếp tục là thế mạnh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa gia tăng, dự kiến chiếm khoảng 20% doanh số, cũng sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành thủy sản. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu (cầu, cảng, giao thông, kho lạnh…) sẽ có xu hướng được đầu tư, cải tạo nhiều hơn từ nguồn ngân sách và cả xã hội hoá, qua đó tạo tác động tích cực đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản.

Các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cùng với hoạt động xúc tiến thương mại (xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh thuỷ sản, kết nối giao thương…) sẽ là những yếu tố tích cực tiếp theo tác động xu hướng phát triển của thuỷ sản Việt Nam. Định hướng phát triển, chính sách thúc đẩy của Chính phủ và công cuộc cải cách hành chính của các bộ, ngành sẽ có các kết quả khả quan trong giai đoạn 2021- 2025, thúc đẩy và tạo dư địa phát triển cho ngành thủy sản.

Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký VASEP, ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với một số khó khăn không nhỏ như giá thành sản xuất cao, các biến động thị trường (nhu cầu, quy định, chính sách thuế, rào cản) và xu thế đòi hỏi chứng nhận bền vững cũng nhiều lên. Đó sẽ là những thách thức tiếp tục mà cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản sẽ phải đương đầu để vượt qua với nhiều chi phí hơn và khó khăn hơn.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tính đến hết tháng 6/2021, tổng sản lượng thủy sản đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác đạt gần 2 triệu tấn, tăng 1%, sản lượng nuôi trồng đạt 2,1 triệu tấn, tăng 4%; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4,1 tỉ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt 47,1% kế hoạch nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các thị trường tiềm năng khác.

Tính riêng về tôm nước lợ, 6 tháng đầu năm, ước sản lượng tôm nước lợ đạt 371 nghìn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, sản lượng tôm sú đạt gần 113 nghìn tấn, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt gần 258 nghìn tấn. Về cá tra, ước đến hết tháng 6/2021, sản lượng thu hoạch đạt 704,1 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 637,9 triệu USD, tăng 14,7% so cùng kỳ.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...