Vừa lên sàn vài tháng, “siêu cổ” VNZ của VNG đã bị hạn chế giao dịch vào thứ 6 hàng tuần

DNVN - Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đưa cổ phiếu VNZ (sàn UPCoM) của Công ty CP VNG vào diện bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch trong phiên thứ 6 hàng tuần. Đây là cổ phiếu đắt nhất thị trường chứng khoán tính đến thời điểm hiện tại.

121 views Link gốc

Lý do được HNX đưa ra là VNG chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.

Ngày bắt đầu bị hạn chế giao dịch là 25/5/2023 và chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.

Cổ phiếu VNZ của VNG bị hạn chế giao dịch từ ngày 25/5.

Cổ phiếu VNZ của VNG bị hạn chế giao dịch từ ngày 25/5.

Giải thích lý do nộp chập báo cáo tài chính năm 2022, VNG cho biết đang thực hiện song song Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực quốc tế (IFRS). Trong đó, công ty hoạt động không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới.

VNG hiện có 33 công ty con và công ty liên kết (18 công ty và quỹ từ thiện tại Việt Nam và 14 công ty ở nước ngoài) với các quy định kế toán và pháp lý khác nhau.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu VNZ giảm ở mức 740.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu VNZ thời điểm mở cửa 768.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong ngày đạt 769.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu của VNG lên sàn UPCoM thuộc HNX hồi đầu tháng 1 vừa qua với mức giá tham chiếu trong lần giao dịch đầu tiên là 240.000 đồng/cổ phiếu. Đỉnh điểm, giá trị cổ phiếu VNZ đạt trên 1,3 triệu đồng/cổ phiếu.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 cho thấy, VNG lỗ sau thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hơn 90 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 130 tỷ đồng).

Lý giải việc chênh lệch lỗ sau thuế TNDN quý 1/2023 thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, VNG cho rằng chủ yếu nhờ sự thành công của các sản phẩm trò chơi mới cũng như việc tiết giảm chi phí quảng cáo.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...