“Vỡ mộng chanh sả” với gói sở hữu kỳ nghỉ

Tưởng được sở hữu kỳ nghỉ “sang chảnh” kèm BĐS nghỉ dưỡng cao cấp sau khi bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mua các gói sở hữu kỳ nghỉ, nhưng lại có những góc khuất.

412 views Link gốc
Dự án Cocobay Đà Nẵng
Dự án Cocobay Đà Nẵng

“Vỡ mộng chanh sả”

Lướt một vòng Facebook hay các group liên quan tới bất động sản, nghỉ dưỡng sẽ thấy nhan nhản các gói dịch vụ nghỉ dưỡng định kỳ hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng với lời chào mời hấp dẫn. Đi kèm những hình ảnh khách sạn, resort “sang chảnh” là lời quảng cáo khó lòng bỏ qua: chủ sở hữu kỳ nghỉ không chỉ có quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, mà còn có thể chia sẻ sản phẩm hoặc trao đổi dịch vụ đó với các chủ sở hữu khác.

Dịch vụ này có tên gọi khác là “timeshares”, xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong vài năm gần đây.

Cụ thể, người mua sẽ trả một khoản tiền nếu muốn sở hữu kỳ nghỉ “long lanh, lấp lánh” tại các bất động sản bất kỳ trong hệ thống của doanh nghiệp, thường là một tập đoàn chuyên kinh doanh bất động sản hay nghỉ dưỡng. Người mua có quyền sử dụng bất động sản đó khoảng 7 ngày/năm, liên tục trong nhiều năm với mức giá được quy định tại hợp đồng.

Tuy nhiên, sau khi loại hình kinh doanh mới này du nhập thị trường Việt Nam một thời gian, đã xuất hiện các vấn đề gây bức xúc khi người tiêu dùng tham gia các giao dịch liên quan đến dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ.

Khoảng 3 năm trước, anh Bùi Minh Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) mua gói nghỉ dưỡng hạng Bạc, trị giá hơn 70 triệu đồng (thời hạn 20 năm), để gia đình có suất nghỉ dưỡng 8 ngày 7 đêm mỗi năm vào tháng 10 và 11 (mùa thấp điểm) ở Cocobay Đà Nẵng. Nếu không sử dụng hết gói, có thể nhượng lại cho người khác.

Khi sử dụng, anh Thắng mới biết, gói nghỉ dưỡng này có chi phí phát sinh đi kèm quá cao, riêng phí duy trì thường niên là 5 triệu đồng, dịch vụ thì nghèo nàn, chứ không như quảng cáo. Không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ, anh quyết định rao bán lại gói ưu đãi, nhưng vì giá không cạnh tranh, nên không ai mua. Vậy là, gói dịch vụ gần như bị bỏ phí.

Không chỉ bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng, nhiều người còn mạnh tay chi tiền tỷ để mua gói dịch vụ nghỉ dưỡng ven biển, bởi bị cuốn theo những chiếc “bánh vẽ” của đội ngũ tư vấn viên, như trường hợp vợ chồng anh B.Q.V (Hoàng Cầu, Hà Nội). Tất nhiên, điều kiện ăn ở, du lịch, quyền lợi ở gói này cao cấp hơn rất nhiều so với trường hợp của anh Thắng. Nhưng sau khi mua, bình tĩnh ngồi tính chi li lại, vợ chồng anh B.Q.V mới “bừng tỉnh” và thấy bị “hớ nặng”, vì dịch vụ không tương xứng với số tiền bỏ ra.

Trước thông tin về các vụ việc có dấu hiệu xâm hại quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực này, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, đã nhận được phản ánh từ người tiêu dùng. Có nhiều trường hợp, sau khi hai bên ký kết hợp đồng nhiều năm, dù đã thanh toán nhiều đợt có trị giá lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng cho phía doanh nghiệp, nhưng khách hàng vẫn chưa được sử dụng dịch vụ kỳ nghỉ như cam kết.

“Khi người tiêu dùng có yêu cầu chấm dứt hợp đồng, hoàn trả tiền, thì bị doanh nghiệp gây nhiều khó khăn, thậm chí không được hoàn trả”, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay.

Rủi ro đến từ đâu?

Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ đều có thời hạn dài, khách hàng phải trả ngay một số tiền lớn từ đầu giao dịch. Nhưng, trả trọn gói cũng không có nghĩa là khách hàng có thể yên tâm chỉ cần “xách vali lên và đi”, bởi bên cạnh khoản phí cố định là rất nhiều loại phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này, như: phí quản lý, phí vận hành, phí duy tu/bảo dưỡng...

Do đó, người tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ, đặc biệt cần tỉnh táo trước những chiến thuật tâm lý của đội ngũ tư vấn viên trước khi quyết định đặt cọc bất kỳ khoản tiền nào hoặc đặt bút ký vào bất kỳ tài liệu nào với doanh nghiệp.

Theo đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong mỗi gói dịch vụ sở hữu nghỉ dưỡng mà người mua cần tìm hiểu kỹ. Ví dụ, tại thời điểm ký kết, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này có đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật hay không?

Trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng ký kết hợp đồng ngay sau khi được tư vấn, mà không có thời gian nghiên cứu kỹ, khó tránh việc nhân viên giới thiệu sản phẩm sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng... Đến khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền, thì không có tài liệu, chứng cứ chứng minh cụ thể, mà chỉ là “được nghe tư vấn từ nhân viên”.

Ngoài ra, trước khi ký, không phải ai cũng đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng. Trong khi đó, hợp đồng của doanh nghiệp có thể có nhiều nội dung, điều khoản không rõ ràng, gây bất lợi cho người tiêu dùng; miễn trừ trách nhiệm cho công ty; loại bỏ quyền khiếu nại của người tiêu dùng...

Để hạn chế tối đa rủi ro, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ, “sở hữu kỳ nghỉ” không phải là bất động sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên bán trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ chỉ là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cụ thể là dịch vụ lưu trú.

Bên cạnh đó, trước khi mua gói nghỉ dưỡng, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ điều khoản hợp đồng, không chỉ nghe “cam kết miệng”. Đặc biệt, phải xem xét kỹ quyền lợi của khách hàng; trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan; điều khoản về giá trị hợp đồng và các loại chi phí; điều khoản về chấm dứt hợp đồng; điều khoản về xử lý vi phạm…

Trước những “bánh vẽ” hấp dẫn và lời chào mời như rót mật, hãy là người tiêu dùng thông thái và tỉnh táo để tránh những rủi ro không đáng có. Nếu mỗi người đều học được cách đánh giá sản phẩm đúng giá trị thật của nó và làm chủ được cảm xúc để không bị lôi kéo, thì chẳng kỳ nghỉ lấp lánh nào có thể “làm mờ mắt”.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...