Vì sao mặt bằng cho thuê ế ẩm nhưng không giảm giá?

Vì sao mặt bằng cho thuê ế ẩm nhưng không giảm giá?

(NLĐO) - Chủ nhà và khách thuê chưa tìm được tiếng nói chung; để "thoát ế", chủ nhà nên giảm giá mặt bằng 30%-40% và chỉ lấy tiền cọc 1 tháng thay vì 3 tháng.

193 views Link gốc

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, số lượng mặt bằng trống đang treo bảng cho thuê dọc các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Điện Biên Phủ (quận 3) hay các tuyến Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng (quận 1, TP HCM)… ngày càng tăng.

Liên hệ theo những số điện thoại trên các bảng hiệu quảng cáo, hầu như chúng tôi không gặp được chính chủ mà đa phần là người môi giới. Đối với nhiều mặt bằng, cả môi giới và chủ nhà đều cho biết đã giảm giá mặt bằng khoảng 20%-30% so với trước đây nhưng vẫn chưa có khách thuê. "Có khách đề nghị giảm đến 40%-50%, lại yêu cầu đặt cọc ít, ký thuê dài hạn. Khi chúng tôi đưa ra điều kiện nếu trả nhà trước hạn hợp đồng sẽ phải đền tiền gấp 3 lần thì họ lại tỏ ra ngần ngại" - một môi giới cho hay.

Vì sao mặt bằng cho thuê ế ẩm nhưng không giảm giá? - Ảnh 1.

Anh Quang Vinh có căn nhà mặt tiền 1 trệt 2 lầu với diện tích 80 m2 ở đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM) cho biết trước đây, mặt bằng này rất đắt khách. Môi giới thường "canh" hết hợp đồng là đưa khách đặt sẵn vào ngay. Thế nhưng, khoảng 5-6 tháng nay, dù giá đã giảm từ mức 75 triệu đồng/tháng còn 55 triệu đồng/tháng mà vẫn không có khách thuê. Hầu hết khách trả giá chỉ 35-40 triệu đồng.

Hiện nay, mặt bằng ở quận 1, quận 3 không còn thời "hở" ra là có người hỏi thuê nữa. Do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng sẽ ưu tiên chọn căn ở vị trí thuận lợi, giá tốt nhất nên nếu chủ mặt bằng không chịu hạ giá thì ế lại càng ế.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP VNO, cho rằng tình trạng mặt bằng cho thuê ngày càng ế là do chủ nhà và khách thuê chưa tìm được tiếng nói chung. Chủ nhà cần xác định giai đoạn này rất khác thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
"Mặt hàng xa xỉ bây giờ không còn hút khách, chỉ kinh doanh mặt hàng thiết yếu hay đồ ăn uống mới cần chỗ ngồi. Người thuê có tâm lý e ngại phải bỏ ra số tiền "chết" ban đầu để đặt cọc thuê nhà trong khi chủ mặt bằng yêu cầu cao" - ông Hải chỉ ra và góp ý chủ mặt bằng nên giảm giá 30%-40% và chỉ lấy tiền cọc 1 tháng thay vì 3 tháng.

P. Đình


Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.