Vì sao doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Các vấn đề liên quan đến cấu trúc tổ chức, tư duy quản trị và văn hóa doanh nghiệp là những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của quá trình chuyển đổi số, chứ không phải do công nghệ.

150 views Link gốc

Mười năm trước, TS. Đỗ Tiến Long, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Công ty OD Click từng được mời cố vấn cho một doanh nghiệp đang gặp vấn đề sau một thời gian đầu tư cho công nghệ tiên tiến của nước ngoài để vận hành hệ thống. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai công nghệ mới họ liên tục gặp các vấn đề với máy móc và phải mời chuyên gia nước ngoài sang khắc phục. Mỗi lần như vậy, chi phí, công sức và thời gian bỏ ra không hề nhỏ.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, là thành viên độc lập HĐQT của một tập đoàn (giấu tên) cũng từng chứng kiến công ty này áp dụng công nghệ của nước ngoài khi triển khai chuyển đổi số nhưng không thành công.

“Vì nước ngoài vào không hiểu văn hoá Việt Nam nên áp dụng công nghệ thì từ lãnh đạo đến nhân viên không thực thi được”, ông Quốc Anh nói trong toạ đàm “Công nghệ tiên phong - Vận hành tối ưu” do Công ty CP MISA phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức.

Không chỉ hai doanh nghiệp trên, dẫn báo cáo thường niên “Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022” của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Long cho biết, có tới 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng. Chỉ 2,2% doanh nghiệp cho biết đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá.

“Rõ ràng, vấn đề lớn nhất không nằm ở công nghệ mà nằm ở mối quan hệ giữa công nghệ và vận hành”, ông Long nhận định.

Theo đó, nếu công nghệ thông theo kịp con người thì công nghệ khó phát huy hiệu quả, thậm chí là vô nghĩa. Ngược lại, nếu con người không theo kịp công nghệ thì chi phí sẽ rất cao vì chi phí ở phần chìm hỗ trợ cho công nghệ vận hành cao hơn nhiều so với tiền bỏ ra mua công nghệ.

“Nhiều lãnh đạo có tuổi nói rằng đã quen với vận hành cũ. Nhưng khi lao động genZ vào thấy làm kế toán bằng cách thủ công như trước đây thì sau một tuần họ xin nghỉ việc”, ông Long kể.

Theo Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư), có ba thách thức lớn nhất dẫn đến thất bại trong chuyển đổi số. Một là thiếu sự đồng thuận trong tổ chức và sự nhất quán, quyết liệt của lãnh đạo. Hai là khó khăn trong thay đổi thói quen, cách thức quản trị. Ba là thiếu nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với công nghệ.

Tương tự, 5 nguyên nhân thất bại lớn nhất trong chuyển đổi số được lãnh đạo OD Click chỉ ra theo thứ tự nằm ở các yếu tố: cấu trúc tổ chức, tư duy quản trị, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ và truyền thông nội bộ.

Do vậy, khi chuyển đổi số, con người và hệ thống, văn hoá doanh nghiệp cần có sự tương thích vì bản chất của chuyển đổi số là sự chuyển đổi về văn hoá doanh nghiệp.

Mua công nghệ để chuyển đổi số nhưng phải bỏ đi, vì đâu nên nỗi?
TS. Đỗ Tiến Long, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Công ty OD Click

Theo bà Đinh Thị Thuý , Tổng giám đốc MISA cho biết, nền kinh tế ngày càng khó khăn buộc các doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu, tối ưu chi phí và tăng năng suất của đội ngũ lao động. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh là giải pháp được nhiều doanh nghiệp hướng tới. 

Xu hướng chuyển đổi số để “tìm cơ trong nguy” rộ lên những năm qua được các doanh nghiệp xem như chiếc phao cứu sinh và không ngừng săn lùng những công nghệ vừa tốt vừa hợp lý về mặt chi phí.

Tuy nhiên, họ lại quên, hoặc không biết được rằng khâu quản trị doanh nghiệp còn rất yếu, hệ thống chưa đủ khả năng tiếp nhận và tương thích với sự thay đổi nên chuyển đổi số không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây thêm vấn đề và sự lãng phí.

Đây cũng là thực trạng chung được các công ty công nghệ như Misa nhận thấy khi chứng kiến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Trong những năm qua, chuyển đổi số là từ khoá, các doanh nghiệp nhắc đến rất nhiều nhưng trên thực tế, mức độ sẵn sàng vẫn còn rất thấp, từ văn hoá tiếp nhận sự đổi mới, kỹ năng nhân viên và hệ thống vận hành chưa thích ứng.

Mặc dù dẫn báo cáo năng lực cạnh tranh do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố cách đây khá lâu (2019) cho thấy Việt Nam đang xếp hạng cuối trong khu vực về kỹ năng số của lực lượng lao động, nhưng ông Long cho rằng, mức độ trưởng thành này đến nay vẫn còn thấp so với các quốc gia khác.

“Công nghệ tiên phong là bước thúc đẩy. Về lâu dài, bản chất thì văn hoá và con người đi trước chứ không phải công nghệ đi trước”, ông Long nhận định.



Yeah1 trong 'tấm áo mới'

Yeah1 tuyên bố đã tái cấu trúc toàn diện các mảng kinh doanh, hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực khác như: fintech, bán lẻ, game...

Coi đổi mới sáng tạo là DNA của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở ...

Đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

DNVN - Chủ trì hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc sáng 14/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh ...

Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường

HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ ...

PNJ đang giành thêm thị phần vàng, trang sức

Xu hướng trang sức trung, cao cấp tại Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng trưởng, nhất là sau 2 năm sàng lọc, thị trường trang sức xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

Lá cờ tiên phong dẫn dắt cách mạng ngân hàng số

Khởi tạo và luôn đi đầu xu hướng ngân hàng số, hơn 10 năm qua, TPBank đã không chỉ tiên phong dẫn dắt và thúc đẩy toàn ngành bước vào những “cuộc chơi” số hóa để nâng tầm công nghệ tài ...

Nvidia trở thành công ty công nghệ nóng nhất hiện nay

Nhà sản xuất chip Nvidia mới đây trở thành một trong 5 công ty công nghệ trên thế giới vượt qua mức định giá 1 nghìn tỷ USD, cùng với Apple, Amazon, Microsoft và Alphabet.

Biến thách thức thành cơ hội để ngành cà phê bứt phá

DNVN - Chỉ còn hơn 1 năm nữa, quy định không gây mất rừng của châu Âu (Dự luật EUDR) sẽ được thực thi. Đây là thách thức nhưng cũng là "cơ hội vàng" để ngành cà phê Việt Nam bứt phá.