Văn hoá ông chủ định hình văn hoá doanh nghiệp

Thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) cần nhận thức được các hành vi của mình để tạo ra một văn hóa HĐQT mà ở đó các hành vi ứng xử được gắn kết với lợi ích, trách nhiệm và giá trị của công ty

148 views Link gốc

Tầm ảnh hưởng của văn hoá HĐQT 

Nhà sáng lập hãng xe Honda (Nhật Bản) Soichiro Honda đã mất nhiều năm chỉ để tìm người lãnh đạo công ty cho mình. May mắn là ông tìm được Fijisawa, một thiên tài về quản trị và mời ông về làm việc. Ngay sau đó, Chủ tịch Honda tự giáng chức mình xuống cấp phó, phụ trách kỹ thuật. Ông tập trung vào nghiên cứu và tạo ra 4.000 sáng chế được công nhận.

Kể lại câu chuyện này trong sự kiện Directors talk #5 của VIOD, TS. Giản Tư Trung, hiệu trưởng trường doanh nhân PACE cho rằng sự hợp lực của Soichiro và Fijisawa đã làm nên sự nghiệp vĩ đại cho hãng Honda. Thành công của Honda đến từ việc HĐQT đồng thời đạt được các yếu tố: cùng chí hướng, cùng hệ giá trị và cộng sinh.

Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch VIOD (Viện thành viên hội đồng quản trị) và Deloitte Việt Nam cho biết, có tới 89% chủ tịch HĐQT tham gia một khảo sát của VIOD đánh giá vai trò của họ có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến văn hóa hoạt động của công ty.

Theo bà Thanh, thành viên HĐQT cần nhận thức được các hành vi của mình để tạo ra một văn hóa HĐQT mà ở đó các hành vi ứng xử được gắn kết với lợi ích, trách nhiệm và giá trị của công ty. Trong đó, HĐQT có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của các bên và tối ưu hóa lợi ích của cổ đông.

Văn hoá HĐQT nhìn từ câu chuyện của Honda
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam

Chuyên gia quản trị George Anderson (Mỹ) trong bài viết “In a new era for boards, culture is key” (Kỷ nguyên mới của hội đồng quản trị: Văn hoá là chìa khoá) đã chỉ ra, văn hóa HĐQT được định nghĩa bởi các quy tắc bất thành văn ảnh hưởng đến sự tương tác và sự ra quyết định của các thành viên HĐQT. Chúng bao gồm các tư duy, định kiến ngầm (luật bất thành văn), chuẩn mực nhóm, niềm tin, giá trị và các biểu hiện dưới hình thái cụ thể (như chương trình nghị sự của HĐQT).

Điều này ảnh hưởng đến phong cách thảo luận của thành viên HĐQT, chất lượng tham gia và niềm tin giữa các thành viên và cách họ đưa ra quyết định.

George Anderson nhận định văn hóa HĐQT thường chịu ảnh hưởng bởi phong cách của chủ tịch HĐQT và/hoặc giám đốc điều hành (CEO). Điều này cũng tương tự nhận định của ông Trung khi cho rằng văn hóa HĐQT là văn hóa của "ông chủ" hoặc những người đại diện cho ông chủ.

Hiệu trưởng PACE lý giải, văn hóa ông chủ quyết định văn hóa lãnh đạo vì người làm chủ lựa chọn người lãnh đạo. Trong khi đó, văn hóa lãnh đạo lại là yếu tố định hình nên văn hóa doanh nghiệp vì lãnh đạo sát sườn nhất với công ty. Văn hóa chính là “cái phanh” giúp doanh nghiệp không tuột dốc quá sâu, trụ lại, để tìm ra cơ hội mới.

“Khi mình học mới thấy tại sao công ty mạnh, vì HĐQT có giá trị cốt lõi rõ ràng. Đối với PNJ có một cái thuận lợi là đã hình thành và phát triển mấy chục năm rồi, có ý thức nhưng phải kiên trì”, Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung chia sẻ.

Ông Trung cho biết, rất nhiều doanh nghiệp đã xây và muốn xây văn hóa doanh nghiệp, nhưng rất ít doanh nghiệp thành công. Lý do gốc rễ là doanh nghiệp chưa hiểu thấu thế nào là văn hóa, mối liên hệ giữa văn hóa HĐQT với văn hóa doanh nghiệp và cách nào để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp mà giới chủ mong muốn.

Văn hoá HĐQT nhìn từ câu chuyện của Honda 1
TS. Giản Tư Trung, hiệu trưởng trường doanh nhân PACE

Đặc tính vùng miền cũng ảnh hưởng tới văn hóa HĐQT. Như ngay trong một quốc gia, ở khu vực này các thành viên HĐQT thấy thoải mái với phong cách thẳng thắn, nhưng ở những nơi khác họ lại có thiên hướng làm việc, trao đổi theo cách “ngoại giao” hơn trong phòng họp. 

Khi không có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu HĐQT, văn hóa HĐQT có xu hướng chuyển đổi chậm hơn do các thành viên HĐQT đã hiểu và quen thuộc với phong cách làm việc của mỗi người và với nhau.

Hai khía cạnh của văn hóa được George Anderson nhấn mạnh là thái độ đối với các thành viên (cá nhân so với tập thể) và sự thay đổi (linh hoạt so với ổn định). Những tiêu chí tương tự cũng có thể được sử dụng để đánh giá văn hóa tổ chức và nhóm.

“Văn hóa là những gì còn lại sau khi đã mất đi. nếu muốn xây văn hóa thì đầu tiên phải xây nền tảng, nếu không có những giá trị đó thì không có bản sắc. Điều quan trọng là những con người trong HĐQT phải có bản sắc, kết hợp và hấp dẫn nhau thì mới bền được”, bà Dung nói.

Đa dạng trong văn hoá HĐQT

Trong thực tế, có nhiều các phong cách làm việc khác nhau trong phòng họp, tuy nhiên văn hóa HĐQT có xu hướng nghiêng về một trong bốn phông văn hóa chính.

Thứ nhất là tò mò. Các HĐQT này đánh giá cao việc trao đổi ý tưởng và tìm kiếm các lựa chọn thay thế.

Thứ hai là quyết đoán. Các HĐQT này tập trung hướng tới các kết quả có thể đo lường được thúc đẩy một chương trình nghị sự tập trung và ra các quyết định hướng đến kết quả rõ ràng.

Thứ ba là hợp tác. Các HĐQT này đánh giá cao sự đồng thuận trong cách thành viên và theo đuổi những mục đích lớn hơn.

Thứ tư là kỷ luật. Các HĐQT này nhấn mạnh tính nhất quán và quản lý rủi ro và ưu tiên lập kế hoạch và tuân thủ các nguyên tắc.

Khi mình học mới thấy tại sao công ty mạnh, vì HĐQT có giá trị cốt lõi rõ ràng.
Cao Thị Ngọc Dung
Chủ tịch HĐQT PNJ

George Anderson cho rằng, văn hóa là sự khác biệt và không thể nói văn hóa HĐQT nào thì tốt hơn. 

Điều quan trọng là văn hóa mà HĐQT muốn định hình và phát triển có phù hợp với chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và trong từng thời kỳ, có thể làm việc hiệu quả với ban điều hành hay không.

Ví dụ, doanh nghiệp trong các ngành nghề mang tính linh hoạt như chuyển đổi số, quảng cáo truyền thông, sự kiện… phải xem xét và đổi mới chiến lược thường xuyên thì văn hóa HĐQT tò mò sẽ đem lại nhiều lợi ích. Trong khi ở giai đoạn quản lý rủi ro là ưu tiên hàng đầu, các HĐQT có thể cần phải có kỷ luật hơn trong việc giám sát kết quả, hiệu quả và tuân theo các nguyên tắc được thiết lập chung để đảm bảo tính chính xác, tuân thủ, thận trọng trong công bố thông tin.

Khi định hình được văn hóa, HĐQT có thể xem xét để làm sao văn hóa này có thể gia tăng hiệu quả trong hoạt động của HĐQT cũng như xem xét các yếu tố/cách thức trong hình thành văn hóa cần phải thay đổi.

Có một ngôn ngữ chung về văn hóa và xác định phong cách ưa thích của thành viên HĐQT giúp các thành viên hội đồng quản trị hiểu, chấp nhận sự khác biệt lẫn nhau cũng như đưa ra định hướng tốt hơn về văn hóa phù hợp khi tiếp nhận các ứng cử viên là hành viên HĐQT mới.

“Các thành viên HĐQT cùng hướng tới những giá trị, chuẩn mực và sự bền vững. HĐQT có vai trò đóng góp và định hướng nhất quán cho tất cả thành viên trong tổ chức”, ông Ngô Đình Đức, nhà sáng lập Công ty CP Tư vấn POCD nhận định. 

Sự cộng hưởng giữa Chủ tịch HĐQT và CEO sẽ giúp doanh nghiệp lớn lên


Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.