Từng sốt nóng hầm hập đến nay bất động sản này đang bị bán tháo, đại hạ giá mạnh nhất trên thị trường

Hàng loạt khách sạn 2-3 sao ở Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long... “cửa đóng then cài” kéo dài vì ảnh hưởng dịch COVID-19 đã khiến người nhà đầu tư không thể tiếp tục gồng lỗ đã phải rao bán hạ giá.

569 views Link gốc

Gần 2 năm từ khi dịch Covid-19 xuất hiện cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Đặc biệt, nhiều khách sạn quy mô nhỏ 2-3 sao của nhà đầu tư cá nhân tại những thủ phủ du lịch lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long... rơi vào cảnh "thoi thóp", "sống dở chết dở".

Vòng qua một số trang rao bán nhà đất như alonhadat.com.vn, batdongsan.com...chỉ cần nhập từ khóa bán khách sạn và chọn địa chỉ Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long.. là có ngay hàng trăm mẩu tin rao bán khách sạn. Các khách sạn này được rao bán có từ loại 10 -50 tỷ đồng kèm theo những lời mời chào hấp dẫn "cắt lỗ vì covid", "đại hạ giá", "giá không thể sụt hầm hơn".

Chị Minh, chủ một khách sạn 2 sao tại TP. Đà Nẵng đang rao bán khách sạn có diện tích hơn 120m2 quy mô 8 tầng tại quận Ngũ hành Sơn với giá 30 tỷ đồng. "Khách sạn nay tôi xây dựng xong đúng vào thời gian dịch bệnh chính vì vậy chưa kịp vận hành đã phải đóng cửa dài ngày. Doanh thu không có trong khi lãi ngân hàng hàng tháng lên cả gần 100 triệu đồng nên tôi quyết định chuyển nhượng lại. Rao bán từ đầu năm giá 34 tỷ nhưng không có khách hỏi mua, nên đợt này tôi đã phải hạ giá mong bán sớm", chị Minh cho biết.

Được biết, vào thời điểm hoàng kim 2016-2019 của ngành du lịch Đà Nẵng, một khách sạn quy mô 8 tầng với 18 phòng có vị trí đẹp có giá không dưới 40 tỷ. Còn hiện tại, nhiều khách sạn do cần bán gấp giá đã giảm 20-30%, nhưng vẫn khó bán vì ít người bỏ số tiền lớn đầu tư vào đầu tư khách sạn khi tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Anh Nguyễn Trung (Hà Nội), chủ khách sạn tại Nha Trang cho biết năm 2018 du lịch Nha Trang bùng nổ, với quyết tâm làm giàu anh vay mượn gần 20 tỷ vào Nha Trang xây khách sạn quy mô 25 phòng. Đầu năm 2020 khách sạn hoàn thành vào đúng thời điểm dịch Covid-19 lần thứ nhất xuất hiện, kinh doanh bập bõm được vài hôm lại đóng cửa rồi các đợt dịch thứ 2, thứ 3 rồi thứ 4 khiến anh liên tục bù lỗ vận hành.

"Đợt tháng 4-6/2021 vừa rồi, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, số lượng khách Hà Nội và TPHCM đặt phòng tăng đột biến khiến tôi cũng có chút hy vọng. Tuy nhiên, khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát, gần như toàn bộ phòng book đều bị hủy. Tôi dự định gắng gượng chờ thêm vài tháng nữa, tuy nhiên tình hình dịch đợt này có vẻ nghiêm trọng hơn nhiều. Đến thời điểm hiện tại tôi buộc phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc và rao bán khách sạn để trả nợ ngân hàng", anh Trung nói.

Quan sát thực tế cho thấy ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ tại nhiều thủ phủ du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Đà Lạt... đã phải đóng cửa và tạm dừng hoạt động trong thời gian dài chờ dịch bệnh qua đi. Trong đó, không ít chủ sở hữu đã  ngậm ngùi rao bán khách sạn với giá rẻ vì không thể cầm cự qua giai đoạn khó khăn này.

 Từng sốt nóng hầm hập đến nay bất động sản này đang bị bán tháo, đại hạ giá mạnh nhất trên thị trường  - Ảnh 1.
 

Ngày càng nhiều thông tin rao bán khách sạn do Covid xuất hiện trên trang mua bán bất động sản.

Trao đổi với chúng tôi, anh Minh một môi giới sành sỏi trong ngành khách sạn cho biết, giai đoạn 2016-2019, nhà đầu tư từ Hà Nội vào TPHCM và Nha Trang săn các lô đất 150-300 m2 khu vực trung tâm rất nhiều. Anh Minh kể có những tháng thắng lớn anh môi giới được 3 lô thu hoa hồng cả nửa tỷ đồng. Thời điểm đó, đất diện tích lớn xây được khách sạn cao tầng rất sốt, người có tiền chỉ cần đất rộng, vị trí gần biển để xây khách sạn, còn lại ít quan tâm giá cả cao thấp nên giá trị bị đẩy lên rất cao.

Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 bùng phát thì tình hình ngược lại. Những nhà đầu tư vào Nha Trang hồ hởi cách đây 4 năm thì hiện đang tìm cách tháo chạy, bán cắt lỗ. Số lượng người bán khách sạn, đất khách sạn ở Nha Trang ngày càng nhiều trong khi số người hỏi mua nhỏ giọt. Nhưng theo anh Minh đây lại là giai đoạn tốt cho nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh để gom được hàng tốt.

Anh Hai (Ba Đình, Hà Nội), một nhà đầu tư chia sẻ, anh mới mua một khách sạn tại quận Sơn Trà giá 30 tỷ đồng cho diện tích hơn 220m2. Theo anh, đây là một giá hời chưa từng có trong suốt 5 năm qua. Dự định của anh trước mắt sẽ đóng cửa chờ hết dịch khoảng 1-2 năm nữa, lúc đó dù kinh doanh cho thuê hay bán lại mức lợi nhuận cũng rất lớn. Chỉ cần giá trở về năm 2019 là anh đã lãi được 5 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, thị trường xuất hiện một số nhà đầu tư đi "săn" khách sạn giá rẻ, hạ giá để chờ hết dịch kinh doanh hoặc bán lại kiếm lời hoặc tiếp tục kinh doanh khi hết dịch. Tuy nhiên, hiện nay giá bán khách sạn mỗi nơi mỗi khác tùy thuộc vào địa điểm, diện tích, số tầng, số phòng, nội thất… Mức giảm của mỗi sản phẩm cũng khác nhau tùy vào tình hình tài chính mỗi chủ nhà. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới đầu tư, đây là thời điểm người mua dễ đàm phán để có được khách sạn phù hợp.

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường hiện nay chưa có quá nhiều sản phẩm phải bán tháo, cắt lỗ với giá giảm sâu, giảm sốc. Một số trường hợp cá biệt, chủ nhà chịu áp lực mạnh về tài chính có thể phá giá thị trường, giảm sâu để nhanh thu vốn còn đa số giá chỉ giảm 10-20% so với trước dịch, hoặc nhà đầu tư chấp nhận cắt bỏ phần lãi, bán giá gốc để thu hồi vốn.

Đánh giá về hiện tượng "bắt đáy", ông Nihat Ercan, Giám đốc Điều hành Bộ phận Đầu tư JLL châu Á Thái Bình Dương nhận định, những thông tin tích cực về việc triển khai vaccine tại nhiều khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ đang thắp lên hy vọng phục hồi ngành du lịch toàn cầu. Diễn biến tích cực này cùng với các khách sạn đang được định giá thấp so với trước đại dịch đã bắt đầu thôi thúc các nhà đầu tư hành động nhanh để không bỏ lỡ cơ hội thâu tóm tài sản giá tốt.

Nam Anh

Nhịp sống kinh tế



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.