TP Hồ Chí Minh: Đề xuất chuyển hàng ngàn hecta đất lúa để làm dự án bất động sản

DNVN - Sở Tài nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh đề xuất phương án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, danh mục cần thu hồi đất trên địa bàn để thực hiện các dự án chung cư cao tầng.

126 views Link gốc

Ngày 29/9, Sở Tài nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã có tờ trình gửi UBND TP đề nghị HĐND TP thông quan danh mục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án trên địa bàn.

Theo đó, Sở Tài nguyên Môi trường TP đã đề xuất cho 18 dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 hecta, với tổng diện tích 31,74 hecta và 3 dự án có chuyển mục đích đất trồng lúa trên 10 hecta, với tổng diện tích 170,11 hecta. Trong đó, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án nhà ở khoảng gần 30 hecta.

hàng ngàn hecta đất trồng lúa sẽ được chuyển mục đích sử dụng để làm dự án bất động sản

Theo đề xuất, hàng ngàn hecta đất trồng lúa sẽ được chuyển mục đích sử dụng để làm dự án bất động sản

Tại Quận 7, dự án chung cư cao tầng LuxStar tại phường Phú Thuận của Công ty cổ phần Đầu tư Đất Viễn Đông cần chuyển mục đích 0,86 hecta đất trồng lúa. Dự án khu chung cư cao tầng cũng tại phường Phú Thuận của Công ty cổ phần Bất động sản Sông Hồng Land House cần chuyển mục đích 1,77 hecta diện tích đất trồng lúa để thực hiện dự án.

Ở thành phố Thủ Đức, có hàng loạt dự án được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Cụ thể, dự án nhà ở xã hội ở phường Long Phước của Công ty cổ phần phát triển Thành Phố Xanh cần chuyển mục đích 8,08 hecta diện tích đất trồng lúa.

Dự án xây dựng khu căn hộ Điền Phúc Thành ở phường An Khánh có 0,07 hecta đất trồng lúa cần chuyển mục đích. Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ và văn phòng tại phường Trường Thọ của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Kinh doanh Bất động sản Đất Phương Nam cần chuyển 0,39 hecta.

Tại huyện Nhà Bè, khu dân cư An Hưng, xã Nhơn Đức của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ An Hưng cần chuyển 8,05 hecta đất trồng lúa. Trong khi đó, khu chung cư cao tầng và thương mại dịch vụ văn phòng ở xã Phước Kiển của Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Nam Phú cần chuyển 0,93 hecta.

Tại huyện Hóc Môn, dự án khu dân cư tại xã Thới Tam Thôn của Công ty cổ phần STC Corporation cần chuyển mục đích 2,38 hecta diện tích đất trồng lúa. Tại quận 12 có dự án khu nhà ở Thới An Luxury City của Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Phát triển nhà Sang Anh cần chuyển mục đích 6,94 hecta diện tích đất trồng lúa.

Ngoài ra, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn khoảng 1.067,68 hecta. Trong đó, quận 7 có 4,6 hecta, quận 12 có 16,94 hecta, quận Bình Tân 13,79 hecta, huyện Nhà Bè 16,51 hecta, huyện Hóc Môn 334,28 hecta, huyện Cần Giờ 141,88 hecta, huyện Củ Chi 336,54 hecta, huyện Bình Chánh 193,14 hecta và thành phố Thủ Đức là 69,87 hecta.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP, tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 111.875 hecta, giai đoạn 2015-2020 diện tích đất nông nghiệp giảm 3.623 hecta, trung bình giảm 725 hecta/năm. Nguyên nhân là trong quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp chủ yếu chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đất ở.

Trong đó, diện tích đất trồng lúa năm 2020 là 15.586 hecta, giảm 3.089 hecta so với 2015 (đất chuyên trồng lúa giảm 1.468 hecta). Như vậy, chỉ tiêu đất trồng lúa còn lại để chuyển mục đích sử dụng là 10.172 hecta.

Dù quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần phát triển ổn định thị trường bất động sản, khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên hiện nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án kéo dài đến nay vẫn chưa kết thúc, dẫn đến tiến độ dự án chậm, vốn đầu tư tăng; các dự án có sử dụng vốn ngân sách để bồi thường, đầu tư xây dựng được bố trí vốn chậm, hạn chế.



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.