“Thổi hồn” cho hương trà sâm cao nguyên

Trong một lần thưởng thức hương trà Đà Lạt thơm ngọt, quyến rũ, chị Hồ Thị Kim Oanh chợt nghĩ: “Quê hương mình có nhiều loại thảo dược và dược liệu quý, vậy sao không làm ra một loại trà nổi tiếng mà bất cứ ai khi nhắc đến Kon Tum cũng phải nhớ đến?”. Thế là chị bắt tay vào khởi nghiệp với trà sâm dây.

388 views Link gốc

Từ nguồn cây quý được thiên nhiên ưu đãi

Chị Hồ Thị Kim Oanh sinh ra và lớn lên tại thị trấn Đăk Tô – một thị trấn nhỏ yên bình ở phía Bắc tỉnh Kon tum. Cũng như bao bạn bè cùng lứa, chị Oanh học tập dưới mái trường dân tộc nội trú của huyện. Sau khi tốt nghiệp đại học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh, chị không ở lại đất Sài thành phồn hoa mà chọn trở về quê hương sinh sống và làm việc. Ban đầu chị phụ giúp việc kinh doanh của gia đình và trong thâm tâm luôn đau đáu tình yêu với mảnh đất Đăk Tô với mong muốn cống hiến sức trẻ cho nơi mình sinh ra và lớn lên.

“Thổi hồn” cho hương trà sâm cao nguyên - Ảnh 1.

Trong thâm tâm, chị Oanh luôn đau đáu tình yêu với mảnh đất Đăk Tô và mong muốn cống hiến sức trẻ cho nơi mình sinh ra và lớn lên

Vào một ngày mưa tháng 5 năm 2019 khi đang thưởng thức ly trà nóng của một người bạn tặng sau chuyến đi Đà Lạt, chị tò mò tự hỏi tại sao loại trà này lại nổi tiếng mà ai một lần đến Đà Lạt cũng phải mua mang về biếu tặng người thân như vậy?. Chợt nghĩ quê hương mình có nhiều loại thảo dược và dược liệu quý, chị nung nấu ý tưởng làm ra một loại trà nổi tiếng mà khi nhắc đến Kon Tum là nhắc đến đặc sản này.

Kon Tum là nơi có một phần khối núi Ngọc Linh hùng vĩ, được xem là nóc nhà của Tây Nguyên với vô số loại dược liệu quý như sâm quốc bảo, sâm đương quy, lá kim tuyến, nấm linh chi... Đặc biệt, vùng núi này còn được thiên nhiên ưu đãi loài sâm dây (đẳng sâm) ngọc linh - một loại sâm quý mọc tự nhiên trên các sườn núi ở độ cao từ 1.200m đến 1.700m. Từ lâu, sâm dây đã được người dân bản địa nơi đây dùng làm đồ ăn, thức uống giúp tăng đề kháng cơ thể, ngủ ngon, tăng hệ miễn dịch, giúp họ có sức khỏe để chống chọi với thời tiết khắt nghiệt nơi núi rừng. Ngoài ra trong đời sống, người dân còn dùng sâm dây cho các bà mẹ có con nhỏ giúp lợi sữa.

Những năm gần đây, sâm dây tự nhiên ngày càng khan hiếm, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương bà con nhân giống và trồng thuận tự nhiên với diện tích lớn. Tuy nhiên sâm dây mới chỉ được dùng ở dạng thô như ngâm rượu, ăn lẩu... chưa chế biến sâu nên giá trị không cao, đầu ra của sâm dây không ổn định chưa đem lại hiệu quả vì tình trạng thừa nguyên liệu làm giảm giá trị của loài sâm quý này.

Vượt qua khó khăn đại dịch

“Thổi hồn” cho hương trà sâm cao nguyên - Ảnh 2.

Các sản phẩm của công ty Cổ phần dược liệu Lâm Thịnh

Từ thực tế đó, sau thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu, tháng 12/2019 chị Oanh cùng một người bạn thành lập Công ty Cổ phần dược liệu Lâm Thịnh. Là một công ty non trẻ, để tìm hiểu thị trường, thời gian đầu chị Oanh phải gia công sản phẩm tại Đà Lạt nhằm học hỏi hoàn thiện quy trình và đầu ra ổn định, sau đó mới đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất tại địa phương.

Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, bước đầu khởi nghiệp đối với chị Oanh và đồng sự là cả một quá trình gian nan, khó khăn và thử thách, nhưng với quyết tâm đưa sản vật quê hương vươn xa, tập thể và nhân viên công ty Lâm Thịnh đã cùng nhau vượt qua giai đoạn đầu đầy mạnh mẽ.

“Thổi hồn” cho hương trà sâm cao nguyên - Ảnh 3.

Chị Oanh cùng các đồng sự đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng trên mọi miền tổ quốc

Tháng 2/2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm, chị Oanh cùng ban lãnh đạo Công ty ngay lập tức chuyển hướng kinh doanh, toàn bộ hoạt động bán hàng chuyển qua kênh online và các san thương mại điện tử. Tháng 4/2020, công ty đã  tự tin đưa sản phẩm tham gia chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm và tự hào đạt 3 sao của tỉnh Kon Tum. Đây là động lực to lớn tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm.

“Thổi hồn” cho hương trà sâm cao nguyên - Ảnh 4.

Trong tương lai, Kim Oanh sẽ đưa sản phẩm sâm Tây Nguyên đến với bạn bè quốc tế

Vùng nguyên liệu Lâm Thịnh chọn là vùng Ngọc Linh và Măngri thuộc 2 huyện Đaklay và Tumorong, là 2 vùng sâm tốt nhất Kon Tum nói riêng và Việt Nam nói chung. Diện tích liên kết hiện nay của Lâm thịnh với 2 hợp tác xã và các hộ dân là 50ha. Từ nguồn nguyên liệu dồi dào công ty mạnh dạn đầu tư công nghệ và máy móc chế biến sâu tạo ra nhiều sản phẩm từ sâm dây ngọc linh như trà sâm dây hoa cúc, trà sâm dây ô long, cao sâm dây, rượu sâm dây, rượu sâm, sâm sấy dẻo,… Trong đó, cao sâm dây là sản phẩm mới được chế biến theo công nghệ Hàn Quốc với 100% nguyên liệu tự nhiên, không hương liệu và chất tạo màu.

Dưới sự hỗ trợ tối đa của các chương trình xúc tiến thương mại nhằm hổ trợ sản phẩm OCOP của tỉnh, trà sâm Lâm Thịnh được nhiều người biết đến, các khách hàng trong và ngoài tỉnh lựa chọn làm quà biếu tặng cho người thân, thu hút khách du lịch mua mang về...

Là công ty mới thành lập lại trải qua thời gian dịch Covid-19 suốt 2 năm liên tục, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm phấn đấu với mục tiêu 2025 xây dựng nhà máy chuẩn ISO 2200 và vùng nguyên liệu đạt chuẩn HACCP  là chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng), chị Oanh cùng các đồng sự, nhân viên công ty đã đứng vững trong đại dịch, phát triển bền vững và có mức doanh thu tăng trên 15% trong năm 2020. Định hướng trong tương lai sẽ vươn ra xuất khẩu, mang sản phẩm sâm Tây Nguyên đến với bạn bè quốc tế.

"Công ty hiện đang giải quyết việc làm cho 5 lao động chuyên sâu và 5 lao động thời vụ cùng đông đảo đội ngũ cộng tác viên và người lao động với thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Bà con là thành viên hợp tác xã có đầu ra cho nguồn sâm dây ổn định với giá thanh cao. Năm 2020 sản phẩm trà sâm dây Lâm Thịnh đã đạt giải nhất cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp" tỉnh Kon Tum, chị Oanh tự hào cho biết.

Công ty cổ phần dược liệu Lâm Thịnh Kon Tum;

Địa chỉ: 124 Hùng vương. Khối phố 4 thị trấn Đăk Tô. Huyện Đăk Tô. Tỉnh Kon Tum.

Website: https://samlamthinh.com/.

Số điện thoại: 098 2669297; 082 6669297.

 



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...