Thời của hợp đồng điện tử

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp, các giao dịch online ngày một nhiều hơn, số lượng người dùng am hiểu công nghệ ngày một gia tăng, thì thị trường cung ứng dịch vụ hợp đồng điện tử cũng trở nên hấp dẫn.

474 views Link gốc

Mỗi năm, công ty của ông Nguyễn Đức Hưng tại Bắc Giang bán ra hàng nghìn tấn nông sản tươi, chế biến ở thị trường trong nước và một số nước, khu vực như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU…

Vì hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, công ty thường xuyên phải thực hiện các hợp đồng thương mại với khách hàng. Tuy nhiên, do cách xa về địa lý, nhất là thời điểm Bắc Giang bùng phát dịch Covid-19 nên từ năm 2020 trở lại đây doanh nghiệp đã chọn phương thức hợp đồng điện tử.

Theo ông Hưng, việc sử dụng hợp đồng điện tử đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tiện lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao hiệu suất.

Thông thường với hợp đồng giấy, doanh nghiệp phải đợi giám đốc hoặc lãnh đạo có mặt để trình ký. Trong khi đó, với hợp đồng điện tử, lãnh đạo doanh nghiệp không phải đến trụ sở, đi công tác hay ở bất cứ đâu vẫn có thể phê duyệt, ký kết trên các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại thông minh, laptop…

Vì thế, so với hợp đồng giấy, hợp đồng điện tử có thể tiết kiệm được cho doanh nghiệp từ vài chục đến cả trăm triệu đồng, bao gồm: tiền giấy, đi lại, ăn, nghỉ, đón tiếp khách…

Tại Việt Nam, trường hợp các đơn vị, tổ chức đã ứng dụng hợp đồng điện tử vào hoạt động quản trị doanh nghiệp như của ông Nguyễn Đức Hưng không hiếm gặp.

Theo khảo sát của Bộ Công thương, tính đến tháng 6/2023, khoảng 50% doanh nghiệp tại Việt Nam đã sử dụng hợp đồng điện tử ít nhất một lần. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam, tới năm 2025 tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 80%.

Việc sử dụng hợp đồng điện tử ngày một phổ biến trong các doanh nghiệp cũng mở ra một thị trường tiềm năng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử.

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp, các giao dịch online ngày một nhiều hơn, số lượng người dùng am hiểu công nghệ ngày một gia tăng, thì thị trường cung ứng dịch vụ hợp đồng điện tử cũng trở nên hấp dẫn.

Tới thời của hợp đồng điện tử

Ít nhất 10 doanh nghiệp đã được Bộ Công thương cấp giấy xác nhận cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam, bao gồm những cái tên như: MobiFone, Viettel, VNPT, FPT, BKAV, CMC…

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, ứng dụng rộng rãi hợp đồng điện tử tại Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại số cũng như hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.

Là một trong năm đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, giải pháp hợp đồng điện tử MobiFone eContract ra đời giúp các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng, văn bản, thỏa thuận trên môi trường online, không cần gặp gỡ, không tốn chi phí vận chuyển, lưu trữ hợp đồng.

MobiFone eContract được MobiFone đưa ra thị trường từ 1/10/2022, áp dụng cho tất cả giao kết hợp đồng có chủ thể là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, phù hợp với đa dạng, lĩnh vực, ngành nghề như: bán buôn bán lẻ, nông lâm, thủy sản, vận tải, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, nghệ thuật…

Trong thời gian ngắn, giải pháp này đã nhận được sự tin tưởng của các đối tác lớn như: Bệnh viên đa khoa Quốc tế Vinmec, Công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai, Công ty cổ phần cấp nước Cần Thơ…

Kết quả bước đầu cho thấy, MobiFone eContract giúp tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm tới 90% thời gian và chi phí, so với hình thức hợp đồng giấy thông thường. Đồng thời hạn chế được tối đa các rủi ro pháp lý và tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Đặc biệt, MobiFone eContract đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý về hợp đồng điện tử được pháp luật Việt Nam công nhận: Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, nghị định 52/2013/NĐ-CP, nghị định 130/2018/NĐ-CP, Bộ luật lao động 2019… và các bộ luật/Nghị định khác của Chính phủ quy định.

Theo đó, hợp đồng điện tử MobiFone eContract có đầy đủ các tính năng của các loại hình hợp đồng điện tử trên thị trường hiện nay, đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí: không phí in ấn, không phí chuyển phát, không phí lưu kho, không phụ thuộc không gian địa lý, không phụ thuộc thời gian, không rủi ro thất lạc và không gián đoạn thời gian.

Tới thời của hợp đồng điện tử 1

Khi sử dụng MobiFone eContract, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích. Đầu tiên là tính bảo mật dữ liệu cao, tất cả các dữ liệu được bảo mật tuyệt đối, chỉ người có trong luồng ký mới xem được thông tin hợp đồng. Hợp đồng ký kết luôn đầy đủ tính pháp lý.

Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng điện tử mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị. MobiFone eContract cho phép ký hợp đồng điện tử ở nhiều định dạng (word, pdf, excel,…) và trên mọi thiết bị (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…).

Với MobiFone eContract, doanh nghiệp có thể thực hiện soạn thảo, in ấn, gửi và phê duyệt hợp đồng ngay trên các thiết bị điện tử. Các hợp đồng này đảm bảo tính hợp pháp, giúp doanh nghiệp thay đổi phương thức ký kết truyền thống và hướng tới chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là cả một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Do đó, MobiFone luôn cố gắng không ngừng để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng như hợp đồng điện tử MobiFone eContract, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản trị và tối ưu nhất.

Theo định hướng, MobiFone eContract được kỳ vọng trở thành một nền tảng hợp đồng điện tử hàng đầu Việt Nam, góp phần vào chuỗi cung ứng thương mại điện tử, tích hợp với các đối tác cung cấp về giải pháp ký số tập trung, sàn thương mại điện tử, các hệ thống CRM, ERP, HRM để cung cấp một giải pháp toàn trình, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện trong hành trình quản trị doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thương mại điện tử và kinh tế số phát triển.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: 0936 001 090 hoặc thông qua website: https://giaiphapsohanoi.mobifone.vn.



Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Ngân hàng tư nhân vượt trần vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Việc tỷ lệ này đang ở mức cao hơn tới 9% so với quy định mới, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đang chịu thêm áp lực trong việc cơ cấu lại nguồn vốn và hoạt động cho vay.

Ngân hàng Nhà nước chưa xóa bỏ phân bổ hạn mức tín dụng

"Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ tiếp tục sử dụng công cụ phân bổ tín dụng cho đến khi các sản phẩm khác như trái phiếu doanh nghiệp phát triển đủ lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu vốn”, ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.