Tận dụng blockchain để thúc đẩy làn sóng đầu tư và đổi mới sáng tạo

DNVN - Theo các chuyên gia, các startup Việt cần tận dụng sức mạnh của blockchain để thúc đẩy làn sóng đầu tư và đổi mới sáng tạo.

124 views Link gốc

Tại buổi Tọa đàm Tận dụng sức mạnh Blockchain để thúc đẩy làn sóng đầu tư và đổi mới sáng tạo Việt Nam (Harnessing Blockchain for Breakthrough Innovation and Strategic Impact) do Binance tổ chức tại Paris, Pháp vào ngày 16/9 vừa qua, các chuyên gia đã nhấn mạnh việc “Việt Nam cần tận dụng sức mạnh của blockchain để thúc đẩy làn sóng đầu tư và đổi mới sáng tạo”.

Từ trái sang phải: Bà Lynn Hoàng - Giám đốc Binance Đông Nam Á; ông Jerome Modolo - Giám đốc FPT Software Pháp;  ông David Princay - Giám đốc Binance Pháp; bà Gwendolyn Regina - Giám đốc đầu tư BNB Chain.

Từ trái sang phải: Bà Lynn Hoàng - Giám đốc Binance Đông Nam Á; ông Jerome Modolo - Giám đốc FPT Software Pháp; ông David Princay - Giám đốc Binance Pháp; bà Gwendolyn Regina - Giám đốc đầu tư BNB Chain.

Nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mốc 57 tỷ USD vào năm 2025

Theo bà Lynn Hoàng, Giám đốc Binance Đông Nam Á cho biết, chuyển đổi số, kinh tế số là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Từ chiến lược đến hành động, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm trong việc nắm bắt xu hướng chung của thế giới. Theo các báo cáo về kinh tế số Việt Nam, trong năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam đã cán mốc 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp hơn 5% vào GDP của đất nước. Dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm.

Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, Việt Nam cũng thu hút nguồn vốn kỷ lục với 1,4 tỷ USD trong năm 2021 (so với 451 triệu USD năm 2020). Tổng số thương vụ cũng tăng đáng kể lên 165 vào năm 2021, tăng 57% so với năm 2020. Đáng chú ý, năm 2021, Việt Nam có thêm hai kỳ lân mới: Sky Mavis với định giá gần 3 tỷ USD và MoMo trị giá hơn 2 tỷ USD.

Toàn cảnh Tọa đàm diễn ra tại Pháp.

Toàn cảnh tọa đàm diễn ra tại Pháp.

Giám đốc Binance Đông Nam Á, cho rằng Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử khi nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới và tạo ra dòng chảy mới cho nền kinh tế. Một trong những công nghệ nổi bật trong thời gian gần đây là blockchain. Người Việt không chỉ làm ra những sản phẩm chất lượng cao mà còn dẫn dắt nhiều xu hướng mới của thế giới trong lĩnh vực GameFi, DeFi. Báo cáo về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) 2022 do Chainalysis vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã hai năm liên tiếp nằm trong top đầu bảng xếp hạng.

Đó là những tín hiệu đáng mừng nhưng để công nghệ mới như blockchain có thể tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế, Việt Nam cần có những chính sách phù hợp và những bài học từ những quốc gia đi trước để có thể xây dựng được một hệ sinh thái bền vững, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và tiếp tục vươn ra toàn cầu một cách mạnh mẽ.

Việt Nam đang có lợi thế của người đi đầu

Ông Jerome Modolo, Giám đốc FPT Software Pháp nhận định, Việt Nam đang có nhiều lợi thế về nhân sự, cơ sở hạ tầng và tinh thần đổi mới sáng tạo cao. Blockchain đang mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, xã hội nhưng công nghệ này vẫn còn quá mới, cần được nhiều người biết đến hơn. “Ở FPT, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến giáo dục, đây sẽ là nền tảng quan trọng để mọi người có thể cùng tham gia vào những xu hướng công nghệ mới một cách an toàn, hiệu quả”, ông Jerome nói.

Giám đốc FPT Software cho biết thêm, những năm 60 của thế kỷ trước, Pháp từng có nhiều người giỏi nhưng họ không thể phát huy hết tiềm năng của mình do thiếu không gian về đổi mới sáng tạo. Chúng tôi đã nhận ra điểm yếu của mình và đang tập trung để tận dụng những cơ hội mới mà công nghệ đem lại. Web 3 là một cơ hội để chúng tôi làm lại từ đầu. Việt Nam cũng đang có nhiều lợi thế tương tự. Với tiềm năng hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nền kinh tế mới của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam đang có lợi thế đi đầu nên cần có một chiến lược riêng, hướng đi riêng mà không thể tìm thấy ở đâu; cần chấp nhận đổi mới sáng tạo, có luật chơi công bằng và đầu tư nghiêm túc cho R&D.

"Blockchain đang có rất nhiều tương đồng với ngành hàng không vào những năm 60 của thế kỷ trước. Pháp đang cố gắng tái hiện lại thành công này và Việt Nam cũng đang có rất nhiều cơ hội lẫn các điều kiện cần và đủ", Ông Jerome Modolo nói.

Thu hút vốn quốc tế từ công nghệ Web 3 và Metaverse

Khi được hỏi về cách thu hút các nguồn đầu tư quốc tế, bà Gwendolyn Regina - Giám đốc đầu tư BNB Chain khẳng định, Việt Nam không cần lo về vốn vì đây đã là thị trường thu hút đầu tư lớn bậc nhất thế giới trong lĩnh vực blockchain. Tuy nhiên các xu hướng như GameFi, DeFi có thể sẽ qua đi, các startup Việt cần tận dụng công nghệ Web 3, Metaverse để tiếp tục kêu gọi thêm nhiều quỹ đầu tư quốc tế.

Theo bà Gwendolyn, một trong những cách quan trọng để các dự án Việt Nam có thể kéo nguồn tiền quốc tế chảy về là đóng góp tiếng nói trong những sự kiện toàn cầu như cách Binance Việt Nam đang làm tại sự kiện ở Pháp.

“Cả thế giới đã biết đến Việt Nam qua những tựa game đình đám như Axie Infinity nhưng tôi tin, các bạn vẫn còn nhiều Axie khác mà thế giới chưa biết đến. Hãy mạnh dạn bước ra sân chơi toàn cầu, đóng góp tiếng nói của mình vào sự phát triển chung của toàn ngành chứ không dừng lại ở việc gọi vốn, kiếm tiền”, Giám đốc đầu tư của BNB Chain nói.

Trong khi đó, ông David Princay, Giám đốc Binance Pháp lưu ý, blockchain nên được nhìn ở góc độ công nghệ để thấy rõ nhu cầu thực của nền kinh tế xem đâu là những nơi có thể ứng dụng chứ không chỉ là GameFi hay tiền số. Theo ông David: “Blockchain sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của nền kinh tế dựa trên nhu cầu của người dùng. Khi nói đến nhu cầu thì nên nhìn trong quy mô thế giới, không nên gói gọn trong Việt Nam. Các dự án blockchain Việt cần có tham vọng toàn cầu để phát triển, lên kế hoạch kỹ và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế chung”.

Cuối cùng, các diễn giả của sự kiện cho rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong cuộc đua internet toàn cầu với tỷ lệ dân số trẻ, cơ sở hạ tầng internet được đầu tư mạnh, đồng bộ và hiện đại.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.