Tại sao nhà phát minh lỗi lạc Thomas Edison lại yêu cầu các ứng viên xin việc phải ăn một chén súp trước mặt ông?

Nhà phát minh nổi tiếng có một phương pháp rất độc đáo để có thể tìm kiếm được những người nhân viên giỏi nhất!

672 views Link gốc

Thomas Edison là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại. Rất ít người trong lịch sự của Mỹ có được danh tiếng lẫy lừng như Edison. Ông đã phát triển và tạo ra rất nhiều những thiết bị có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sự phát triển của con người trong thế kỷ 20. Một nhà báo thậm chí đã đặt cho ông 1 danh hiệu đó là: "Thầy phù thủy ở Menlo Park". Và cho đến tận ngày hôm nay, những công trình nghiên cứu của ông vẫn còn mang lại vô vàn lợi ích cho sự sống của nhân loại.

Vậy bí quyết thành công đáng kinh ngạc của Thomas Edison là gì? Hóa ra một trong số đó là một yêu cầu độc nhất vô nhị mà ông ta sẽ dành cho những ứng viên mới. Edison sẽ yêu cầu ứng viên tiềm năng ăn một bát súp trước mặt của mình trước khi quyết định xem, ông có nên nhận người đó vào làm việc cho mình hay không?

Trong suốt cuộc đời của mình (1847–1931), Edison đã nhận được số lượng bằng sáng chế khổng lồ, trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ cùng nhiều bằng sáng chế ở các nước khác như Anh, Đức và Pháp. Tổng cộng tất cả, ông có khoảng 1.500 bằng phát minh. Trong số những phát minh của ông có những phiên bản đầu tiên của bóng đèn, mặc dù ông không phải là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn, máy hát đĩa quay tay, máy chiếu phim, Pin ắc quy kiềm và còn nhiều phát minh khác nữa.

Tuy nhiên, Edison không thể tự mình làm tất cả mọi việc và ông cần có một đội ngũ nhân viên đông đảo, tài năng để có thể giúp cho ông ta hoàn thành công việc của mình. Chính vì vậy, ông cần phải có cách để tìm ra được những ứng cử viên phù hợp.

Thông thường, Edison sẽ tự mình tham gia vào buổi phỏng vấn và lựa chọn ra các ứng viên phù hợp. Edison sẽ quan sát, đánh giá kỹ lưỡng đối với mỗi ứng viên mới, sau đó yêu cầu họ ăn một bát súp trước mặt ông, trước khi quyết định xem có nên nhận ứng viên đó vào làm việc cho mình hay không.

Thử thách này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng ở đây, mục đích chính của Edison là muốn xem thử xem, liệu những ứng cử viên có thêm muối và hạt tiêu trước khi nếm thử món súp trong bát của họ hay không, hoặc họ có đợi đến khi nếm thử rồi mới tiếp tục nêm gia vị vào hay không?

Những người chưa nếm đã cho gia vị vào bát soup sẽ tự động bị loại bỏ. Edison muốn tuyển dụng những người không đặt ra những giả định, mà biết tiếp cận với thực tế để đưa ra quyết định, bởi vì những sự giả thuyết có thể là thứ giết chết sự đổi mới.

Và bạn cũng đừng hiểu lầm về phương pháp này của Edison. Không phải trong mỗi một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ đều đặt một tô súp trước mặt ứng viên, bảo họ ăn đi và sau đó, ngồi quan sát cách họ ăn. Thay vì vậy, hãy mời họ đi ăn và quan sát những biểu hiện của họ trong cuộc gặp gỡ đó. Điều này sẽ giúp bộc lộ bản chất thật sự về con người và tính cách của họ. Cũng giống như Edison từng chia sẻ rằng: "Một số thứ không vận hành như cách bạn muốn không có nghĩa là nó sẽ trở nên vô dụng".

Theo quan điểm của Edison, những nhân viên giỏi nhất là những người có "bản năng thứ hai" nhất quán với cách mà họ tiếp cận cuộc sống. Nếu họ tỏ ra thiếu kiên nhẫn hoặc vội vàng phán xét trong việc ăn uống thì hãy tưởng tượng xem, những thiệt hại mà họ có thể gây ra với những dự án mà họ sẽ được giao phó sẽ trở nên nghiêm trọng như thế nào?

Thử thách ăn một bát súp không phải là trở ngại duy nhất mà các ứng viên phải đối mặt khi được Edison phỏng vấn. Ông cũng có những câu hỏi khác để kiểm tra về mức độ thông minh của những ứng viên mà mình đang cân nhắc tuyển dụng. Theo đó, ông thích hỏi các ứng viên những câu hỏi mang tính chất ngẫu nhiên ví dụ như, quả mận khô có nguồn gốc từ đâu, chất liệu để tạo nên vải nỉ là gì và ai là người phát minh ra công nghệ in ấn?...

Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ, tuy nhiên các phương pháp của Edison để xác định được người mà anh ta muốn thuê, đã thật sự phát huy được hiệu quả. Kỷ lục về số bằng phát minh của ông đã chứng minh được điều đó.

Lần tới, khi đi phỏng vấn xin việc và được cung cấp một bữa ăn, bạn chỉ cần nhớ rằng những điều nhỏ nhặt đôi khi cũng sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, hãy cẩn thận về cách thức và thời điểm bạn nêm thêm muối và tiêu cho món ăn của mình, và tất nhiên hãy đảm bảo sử dụng đúng loại nĩa cho món ăn đó nữa!

https://cafebiz.vn/tai-sao-nha-phat-minh-loi-lac-thomas-edison-lai-yeu-cau-cac-ung-vien-xin-viec-phai-an-mot-chen-sup-truoc-mat-ong-20220119165853341.chn

Mộc Dương

Theo HT



Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...