Sức mua tăng dần, doanh nghiệp hối hả phục vụ hàng hoá Tết

Hiện đã có 44 công ty, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá, với tổng lượng hàng hóa đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng.

360 views Link gốc
Để bảo đảm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội đã sẵn sàng các phương án cung ứng hàng hóa, đảm bảo việc mua sắm của người dân được thuận tiện, an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Ghi nhận tại các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố như AEON Mall, GO! BigC, WinMart, Co.op Mart, BRG Mart/Hapro Mart... những ngày gần đây cho thấy lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay rất dồi dào, phong phú.
Đặc biệt, các mặt hàng như trái cây, bánh mứt kẹo, nước giải khát và đặc sản vùng miền… có mẫu mã đa dạng và bắt mắt được các doanh nghiệp đẩy mạnh giới thiệu đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các siêu thị còn đồng loạt triển khai nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mại, giảm giá sâu đối với các mặt hàng thiết yếu.
Ông Lê Mạnh Phong, Giám đốc điều hành khối cửa hàng GO! BigC khu vực miền Bắc cho hay doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp Tết, trong đó điểm nhấn là ưu tiên về chủng loại.
Song song với đó, GO! BigC cũng triển khai các giải pháp bình ổn về giá, tập trung vào các khuyến mãi lớn để giúp người tiêu dùng có thể yên tâm mua sắm dịp Tết.
Cũng theo ông Phong, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngoài ưu tiên về chủng loại hàng hóa, doanh nghiệp cũng chú trọng khai thác nguồn hàng của các doanh nghiệp trong nước, nhà sản xuất địa phương, đảm bảo nguồn cung được đẩy đủ và ổn định.
“Đến thời điểm này các loại hàng hóa cần thiết và đầy đủ trong dịp Tết đã có mặt trong hệ thống siêu thị Go!BigC,” ông Phong nói đồng thời khẳng định giá cả các mặt hàng Tết năm nay khá ổn định.
Đặc biệt, doanh nghiệp đã chuẩn bị một lượng lớn nguồn lực nhân sự lớn cho kênh bán hàng trực tuyến (online), trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể phục vụ đơn hàng tại nhà.
Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội (quận Hà Đông) Nguyễn Thị Kim Dung thông tin đơn vị đã tập kết nguồn hàng, dự kiến các đơn hàng với các nhà cung cấp nhằm bảo đảm giá cả bình ổn.
Theo ghi nhận, hệ thống siêu thị GO!Big C và chuỗi siêu thị Tops Market đã áp dụng chính sách bình ổn giá, khuyến mại áp dụng với hơn 7.000 sản phẩm thiết yếu.
Tương tự, AEON đã chuẩn bị lượng hàng hóa Tết tăng khoảng 15%, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, gạo, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát...
Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, hàng Tết cũng được bày bán khá nhiều, sức mua của người dân cũng ấm dần lên.
Ngoài các mặt hàng phổ biến trong ngày Tết Nguyên đán như gạo, bánh kẹo, mứt, bia, rượu, nước ngọt…, nhiều cửa hàng cũng bày bán các giỏ quà khá bắt mắt.
Một số tiểu thương ở chợ 8/3 (quận Hai Bà Trưng) cho biết năm nay các mặt hàng phục vụ Tết đa dạng về chủng loại, song giá cả không có biến động nhiều.
Tăng cường các điểm bán hàng thiết yếu
Nhận định về sức mua của người dân dịp Tết Nguyên đán, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bán lẻ BRG Nguyễn Thái Dũng cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sức mua của người dân suy giảm, ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng mua sắm. Vì vậy, doanh nghiệp đã tăng cường những nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, giảm bớt những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền.
"Doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các nhà sản xuất từ tháng 9/2021 để lên kế hoạch cung ứng, bảo đảm mức giá cho hệ thống,” ông Nguyễn Thái Dũng nói.
Còn theo Phó Tổng Giám đốc Hapro Đỗ Tuệ Tâm, Hapro đã kết nối cung cầu với các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Đồng Tháp… để khai thác, tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc sản vùng miền, góp phần không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Để bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan chia sẻ thành phố Hà Nội đã chuẩn bị hàng chục nghìn tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm với tổng trị giá 39.000 tỷ đồng (tương đương với kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021).
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch liên kết vùng và kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố, qua đó đưa nông sản, thực phẩm về thị trường Thủ đô tiêu thụ.
Đến nay, đã có 44 công ty, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá với tổng lượng hàng hóa đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch là 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán, gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, chợ truyền thống…
“Các doanh nghiệp cam kết giữ giá hàng hóa thiết yếu ổn định trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ tổ chức bán hàng lưu động tại khu công nghiệp, các điểm bán hàng khu vực ngoại thành, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng,” bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.
Về phía lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội, cơ quan này cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý.


Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...