Startup Việt khai phá tủ đồ cũ trị giá 5 tỷ USD

Thị trường đồ cũ tại Việt Nam có quy mô tới 5 tỷ USD, nhưng chưa có tên tuổi nào giải được bài toán của ngách TMĐT tiềm này. Do đó, TraoTay.vn ra đời với mục tiêu giúp phụ nữ hiện đại giải phóng tủ quần áo cũ.

174 views Link gốc

Thương mại điện tử hiện được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam trong nhiều năm tới. Riêng năm ngoái, tổng giá trị hàng hoá thị trường TMĐT Việt Nam ước tính đạt 13 tỷ USD, tăng tới 60% so với năm 2020.

Do đó, không quá ngạc nhiên khi quy mô thị trường TMĐT Việt Nam được dự báo sẽ sớm đạt ngưỡng 39 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, phần đông các sản phẩm, mặt hàng được giao dịch trong TMĐT Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào các sản phẩm mới, mà chưa có nhiều sân chơi lớn cho "đồ cũ" - dù đây được xem là thị trường ngách vô cùng tiềm năng.

Theo thống kê của ThredUp và GlobalData, tính riêng thị trường quần áo cũ đã qua sử dụng trên toàn cầu sẽ tăng từ 119 tỷ USD vào năm nay lên 218 tỷ USD vào năm 2026. Điểm thú vị là thị trường quần áo cũ đang tăng trưởng nhanh hơn gấp 3 lần thị trường quần áo nói chung.

Tại Việt Nam, thị trường đồ cũ ước tính có giá trị rơi vào khoảng 5 tỷ USD. Những năm gần đây, hoạt động mua bán, trao đổi quần áo cũ đang dần chiếm thị phần từ việc bán lẻ quần áo mới, đến từ những yếu tố: người tiêu dùng nữ đang có xu hướng ngày càng đón nhận việc mua hàng thanh lý, đã qua sử dụng.

Hiếu Hà - CEO TraoTay.vn cho biết, Việt Nam từ lâu đã hình thành một thị trường thương mại đồ cũ, đồ đã qua sử dụng, đặc biệt là với quần áo.

Startup Việt khai phá tủ đồ cũ trị giá 5 tỷ USD
Startup Việt khai phá tủ đồ cũ trị giá 5 tỷ USD

"Tâm lý của nhóm người tiêu dùng này là muốn tìm kiếm cơ hội mua được đồ gần như mới với giá hợp lý, hoặc tìm được sản phẩm mình cần khi hàng mới đã không còn được sản xuất, và gần đây là những hoạt động thanh lý sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng gia tăng", CEO TraoTay.vn chia sẻ.

Nhận thấy nhu cầu rất lớn của thị trường quy mô 5 tỷ USD, TraoTay.vn được thành lập vào tháng 7/2022 với mục tiêu giúp phụ nữ hiện đại giải phóng tủ quần áo cũ, đồng thời cũng mang lại niềm vui từ việc những món đồ mình đã yêu thích một thời nay tiếp tục được nâng niu trân trọng bởi những người phụ nữ khác.

Trước đó, TraoTay.vn đã có 4 tháng thử nghiệm thị trường, và xây dựng các quy trình nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tăng trưởng tương lai. CEO Hiếu Hà của TraoTay.vn từng làm việc tại nhiều tập đoàn lớn, như: The Boston Consulting Group, Shopee và Vingroup.

Về cơ bản, TraoTay.vn là 1 sàn thương mại điện tử C2C cho đồ cũ với ngành hàng đầu tiên là thời trang nữ, sau đó sẽ phát triển thêm các ngành sản phẩm khác như: mẹ và bé, điện tử, các ngành hàng nam giới...

Chiến lược mà startup này theo đuổi là cung cấp dịch vụ ký gửi trước, sau đó sẽ làm sàn trung gian để người dùng có thể tự giao dịch trực tiếp với nhau.

Trong giai đoạn đầu, mục tiêu của TraoTay.vn là đảm bảo chất lượng dịch vụ, cũng như xóa bỏ những trở ngại, khó khăn cho người dùng. Kết nối người có nhu cầu mua với người có nhu cầu thanh lý, trong khi thị trường chưa có tên tuổi nào đủ quy mô giải được bài toán này.

Thông thường, một quy trình thanh lý đồ cũ của khách hàng cá nhân diễn ra khá phức tạp, và mất thời gian. Từ việc người bán phải lọc đồ, giặt/xử lý lỗi đồ, chụp ảnh, đăng bán, cung cấp, trả lời về thông tin sản phẩm, vận chuyển và thanh toán. Đặc biệt, từng khâu lại nằm trên một nền tảng khác nhau.

Startup Việt khai phá tủ đồ cũ trị giá 5 tỷ USD 1
TraoTay.vn là 1 sàn thương mại điện tử C2C cho đồ cũ với ngành hàng đầu tiên là thời trang nữ

Theo kháo sát của TraoTay.vn, 86% người khảo sát đã từng mua, hoặc sẵn lòng mua quần áo cũ, nhưng chỉ có 6% đã từng bán quần áo cũ, do những khó khăn nêu trên.

"Chúng tôi nhận thấy, trên thị trường Việt Nam chưa có đơn vị nào đủ quy mô cung cấp dịch vụ/giải pháp toàn diện và xử lý được các thách thức về vận hành này. Sau một thời gian đi vào hoạt động, TraoTay.vn tự tin rằng đây chính là lợi thế tạo ra sự khác biệt cho mình", CEO Hiếu Hà nói.

Tại TraoTay.vn, người tiêu dùng sẽ có một nơi mua/bán uy tín, tin cậy, và đa dạng sản phẩm về chất lượng, cũng như nguồn gốc, xuất xứ.

Những số liệu ban đầu của TraoTay.vn cho thấy, trung bình khách hàng sẵn sàng mua 3-4 sản phẩm trong một đơn hàng, thậm chí có những đơn hàng lên tới 9 sản phẩm. Chứng tỏ, nhu cầu mua/bán các sản phẩm quần áo cũ là rất lớn.

Nhà sáng lập startup cho biết, khoảng 20% khách hàng sau khi mua các sản phẩm quần áo cũ trên TraoTay.vn đã quay lại vào tháng tiếp theo, 30-50% sản phẩm ký gửi được bán hết trong vòng 2 tuần.

Với những kết quả ban đầu ấn tượng, TraoTay.vn đã thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư và đang trong quý trình tiếp xúc làm việc. Dự kiến, startup sẽ sớm hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên trong năm nay, hoặc đầu năm 2023.

CEO Hiếu Hà cho biết, đội ngũ TraoTay.vn đang theo đuổi mục tiêu đạt 1 triệu USD tổng giá trị hàng hóa được bán vào cuối năm nay. Đồng thời, startup sẽ tập trung vào tối ưu khâu vận hành ký gửi sản phẩm, nhằm rút ngắn thời gian từ khi kí gửi đến lúc đăng bán từ 4 ngày xuống còn 1 - 2 ngày.

Coolmate huy động thành công 2,3 triệu USD từ GSR Ventures


Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.