Startup công nghệ Ấn Độ trở thành “điểm nóng” mới của giới đầu tư

Theo một số chuyên gia, giới công nghệ Ấn Độ đang được hưởng lợi trong năm nay, khi thị trường Trung Quốc giảm bớt sức hút với các nhà đầu tư.

380 views Link gốc

Cuối tuần trước, thị trường tài chính Ấn Độ chào đón thương vụ IPO của dịch vụ giao đồ ăn Zomato - một trong những thương vụ IPO lớn nhất nước này trong năm nay. Theo CNBC, thương vụ này cũng khai thông "cánh cửa" cho giới đầu tư quốc tế mở rộng danh mục của mình tới Ấn Độ, đặc biệt là các startup công nghệ .

Ngay trong ngày đầu tiên lên sàn chứng khoán Ấn Độ, cổ phiếu dịch vụ giao đồ ăn Zomato đã có bước nhảy vọt, tăng hơn 80% so với giá mở cửa, đưa vốn hóa của công ty này chạm ngưỡng 12 tỷ USD. Zomato cũng đang thẳng tiến tới kế hoạch lên sàn tại Mỹ trong thời gian tới.

Ông Sunil Shah - chuyên gia phân tích thị trường Ấn Độ cho hay: "Đây là một thông tin tích cực cho các nhà đầu tư giành được suất mua cổ phiếu trong đợt IPO này, bởi ngay cả giá mở cửa trên sàn đã cao hơn giá chào bán IPO tới 60%, tức họ đã có lợi nhuận ngay lập tức".

Startup công nghệ Ấn Độ trở thành “điểm nóng” mới của giới đầu tư - Ảnh 1.

Zomato trở thành công ty kỳ lân đầu tiên của Ấn Độ niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Bloomberg.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận, đây là một khởi đầu tích cực cho làn sóng các kỳ lân sẽ lên sàn năm nay tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới như dịch vụ thanh toán điện tử Paytm hay hãng gọi xe Ola.

"Đây là một nền tảng cho giai đoạn vài tháng tới, khi sẽ có thêm nhiều tên tuổi xuất hiện trên thị trường Ấn Độ như Paytm hay fintech Policy Bazaar - những cái tên có hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ và mạng Internet. Chúng đều đang có định giá tốt và có triển vọng tăng trưởng tốt trong ngắn hạn", ông Sunil Shah nói.

Trong nửa đầu năm nay, các startup Ấn Độ cũng đã gọi được hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Theo một số chuyên gia, giới công nghệ Ấn Độ cũng đang được hưởng lợi trong năm nay, khi thị trường Trung Quốc giảm bớt sức hút với các nhà đầu tư bởi sự bão hòa và làn sóng siết chặt quản lý của giới chức trong nước.

Ông Amit Anand - đồng sáng lập Quỹ NextFins ETF cho biết: "Các nhà đầu tư nhận thấy rằng thị trường công nghệ Ấn Độ vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử mới chỉ là 7% so với 25% của Trung Quốc. Tỷ lệ tiếp cận với điện thoại thông minh là khoảng 30%, bằng một nửa so với Trung Quốc".

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thừa nhận khả năng sinh lợi nhuận trong dài hạn vẫn đang là bài toán của các startup công nghệ Ấn Độ. Nước này cũng đã có những động thái đầu tiên nhằm tăng cường quản lý dữ liệu Internet.

VTV Digital

VTV



Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.